Cây 'thông minh' biến hình để tránh con người thu hoạch
Khả năng kỳ diệu này giúp cây cối luôn tìm được nguồn nước / Bí ẩn thế kỷ về vụ nổ 'siêu khủng' xoá sổ 80 triệu cây cối ở Siberia, Nga
Cây 'thông minh' biến hình tránh con người thu hoạch |
Từ lâu, các nhà khoa học đã biết về nhiều loại thực vật tiến hóa có khả năng ngụy trang để trốn khỏi sự truy lùng của động vật ăn cỏ.
Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây cho thấy tồn tại loài thực vật phát triển cơ chế tương tự tránh né không để con người thu hoạch. Cây Fritillaria delavayi thường mọc trên các sườn núi đá ở vùng núi Hoành Điếm, Trung Quốc, con người thu hoạch nhiều để phục vụ trong y học cổ truyền.
Giáo sư Martin Stevens, thuộc Trung tâm Sinh thái và Bảo tồn tại Cơ sở Penryn ở Exeter, Cornwall, cho biết: "Thật đáng chú ý khi thấy con người có thể tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến màu sắc của các sinh vật hoang dã, không chỉ ảnh hưởng đến sự tồn tại của chúng mà còn đối với sự tiến hóa. Nhiều loài thực vật dường như sử dụng biện pháp ngụy trang để lẩn trốn khỏi những động vật ăn cỏ nhưng nghiên cứu mới phát hiện ra rằng loài cây đã phát triển cơ chế tránh né những con người thu gom chúng. Có thể con người đã thúc đẩy sự tiến hóa về khả năng phòng phủ của các loài thực vật. Tuy nhiên, thật đáng kinh ngạc khi có rất ít nghiên cứu kiểm tra vấn đề này".
Cây có khả năng ngụy trang hòa lẫn vào môi trường xung quanh |
Các nhà nghiên cứu ở Viện Thực vật học Côn Minh, Viện Khoa học Trung Quốc và Đại học Exeter đã tiến hành do lường về mức độ, khả năng ngụy trang của các loài thực vật ở nhiều khu vực khác nhau có ngoại hình phù hợp với môi trường xung quanh. Đồng thời các chuyên gia cũng trao đổi nói chuyện với người dân địa phương để tìm hiểu khả năng số lần thực hiện thu hoạch ở mỗi khu vực. Các nhà khoa học phát hiện ra rằng mức độ ngụy trang của thực vật có mối tương quan với mức độ thu hoạch ở mỗi khu vực.
Tiến sĩ Yang Niu, Viện Thực vật học Côn Minh cho biết: "Giống như các loài thực vật ngụy trang khác mà chúng tôi đã nghiên cứu, chúng tôi nghi ngờ rằng sự tiến hóa ngụy trang của loài thực vật này là do động vật ăn cỏ, nhưng rồi chúng tôi không tìm thấy dấu vết về loài động vật như vậy trong khu vực. Sau đó, chúng tôi nhận ra con người có thể là lý do".
Nếu không thật tinh mắt rất khó phát hiện cây cỏ |
Cây Fritillaria delavayi đã được sử dụng trong y học Trung Quốc hơn 2.000 năm, và sự phổ biến ngày càng tăng trong những năm gần đây dẫn đến việc thu hoạch ngày càng nhiều. Giáo sư Hang Sun, thuộc Viện Thực vật học Côn Minh, cho rằng 'thu hoạch thương mại chính là nguyên tố tạo nên áp lực chọn lọc mạnh hơn nhiều so với áp lực trong tự nhiên".
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Người đàn ông say rượu nhận cái kết bi thảm khi bị 12 con chó hoang tấn công
CLIP: Săn lợn rừng, báo hoa bị con mồi đuổi cho 'chạy té khói'
Đây là gia tộc tài giỏi bậc nhất Trung Quốc: Từng lật đổ triều đại của Tào Tháo, sản sinh vô số nhân tài
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Thái Thượng Lão Quân ai mạnh hơn? Sau khi Tôn Ngộ Không thành Phật, Như Lai vô tình tiết lộ
CLIP: Linh dương Impala liều lĩnh tấn công đàn chó hoang châu Phi rồi nhận cái kết ít ai đoán ra được
CLIP: Cảnh tượng ngỡ ngàng, tinh tinh hút thuốc lá "sành điệu" như con người