Chán cảnh ăn chay, ong tiến hóa để chuyển sang ăn thịt
Hai chị em 7 và 18 tháng tuổi mang gương mặt già hơn cả cha mẹ, cuộc sống mỗi ngày gây xót xa / Những loại ký sinh trùng kỳ lạ nhất trong thế giới động vật phần 2: Biến vật chủ thành những kẻ dị dang
Nhóm các nhà côn trùng học tỏ ra thích thú khi phát hiện đặc tính kỳ quái của những con ong kền kền trong một nghiên cứu được thực hiện tại khu rừng ở Costa Rica. Nhóm nghiên cứu treo mồi nhử là các miếng thịt gà trên cây và đã thành công thu hút lũ ong kền kền.
Doug Yanega - nhà côn trùng học tại Đại học California lưu ý các loài ong thông thường có túi ở sau chân sau để đựng phấn hoa khi chúng bay từ cây hoa này sang cây hoa khác. Trong khi đó, ong kền kền phát triển các túi này thành các giỏ nhỏ để lưu trữ thịt.
Lũ ong kền kền tiến hóa để hợp với lối sống ăn thịt. (Ảnh: Quinn McFrederick/UCR)
"Chúng là loài ong duy nhất trên thế giới tiến hóa để sử dụng các nguồn thức ăn không được sản xuất từ thực vật", ông Yanega cho hay.
Bên cạnh đặc điểm bên ngoài, nhóm nghiên cứu cũng phát hiện điểm đặc biệt bên trong con ong kền kền.
Theo đó, trong ruột lũ ong này có 5 loại vi khuẩn giúp chúng phân hủy những gì đã ăn.
“Hệ vi sinh vật của ong kền kền được làm giàu bằng vi khuẩn ưa axit - loại vi khuẩn mới mà họ hàng của chúng không có. Những vi khuẩn này tương tự như vi khuẩn được tìm thấy trong những con kền kền cũng như linh cẩu và các loài ăn thịt khác, có lẽ để giúp bảo vệ chúng khỏi các mầm bệnh xuất hiện trên xác chết", ông Yanega cho hay.
Yanega và các cộng sự tin rằng lũ ong kền kền có thể bắt đầu chuyển sang ăn thịt do sự cạnh tranh khốc liệt về mật hoa.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: 'Đi lạc' vào ổ ong bắp cày, rắn hổ mang chúa nhận cái kết tan xương nát thịt
Gia đình đặc biệt nhất Việt Nam có vợ và chồng đều là tướng nổi tiếng, trụ cột đất nước một thời
CLIP: Sư tử trổ tài săn 'kẻ bố đời' rồi nhận cái kết khó tin
CLIP: Ỷ đông bắt nạt lửng mật, 3 con báo nhận ngay cái kết bẽ mặt
Thanh bảo kiếm cõi âm mang 'lời nguyền chết chóc' của Hoàng đế Càn Long, mất 10 năm mới hoàn thành
Việt Nam sở hữu loài cây hiếm có khó tìm nhất thế giới, nhiều người bản địa cũng chưa từng được thấy