Chân dung 10 danh nhân tuổi Tý lừng danh nhất Việt Nam
Nhân dịp năm Canh Tý 2020, Kiến Thức xin giới thiệu tới bạn đọc một số danh nhân tuổi Tý tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam.
Những cuộc chiến "độc nhất vô nhị" trong lịch sử / Vua chúa Việt quyết tâm bảo vệ chủ quyền như thế nào?
1. Một trong những danh nhân tuổi Tý nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam là Nguyễn Xí (Bính Tý, 1396 - 1464) - danh tướng đời Lê Thái Tổ. Ông gốc quê làng Thượng Phúc, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, Sau lên đất Lam Sơn, tỉnh Thanh Hóa tham gia nghĩa quân Lam Sơn làm gia thần Lê Lợi, sau khi Lê Lợi lên ngôi vua, ông được ban họ Lê vì có công lớn trong cuộc kháng Minh.2. Phùng Khắc Khoan (Mậu Tý, 1528 - 1613) là danh sĩ đời vua Lê Thế Tông, anh em cùng mẹ khác cha với Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ông nổi tiếng thơ văn đồng thời là nhà ngoại giao xuất chúng. Tương truyền ông là người đem nghề dệt lụa về cho dân Phùng Xá và đem giống ngô về vùng sông Đáy, tạo nên một nông sản mới tại đây.3. Hoàng Diệu (Mậu Tý, 1828 - 1882) là một vị quan nhà Nguyễn được người đời ca tụng vì tinh thần yêu nước bất khuất. Ông là người đã quyết tử bảo vệ thành Hà Nội khi Pháp tấn công năm 1882. Về sự nghiệp quan trường, ông nổi tiếng là một vị quan công minh và thanh liêm.4. Nguyễn Trường Tộ (Mậu Tý, 1828 - 1871) là chí sĩ, danh sĩ, kiến trúc sư và nhà cải cách xã hội Việt Nam ở thế kỷ 19. Sau thời gian ở Pháp từ năm 1858 - 1861, ông lần lượt gửi lên triều đình nhiều bài điều trần giá trị, đề nghị chính quyền cải cách. Ông cũng để lại hơn 14 bản trần tình khác về quốc kế dân sinh và khá nhiều bài thơ hay được truyền tụng.5. Huỳnh Thúc Kháng (Bính Tý, 1876 - 1947) là chí sĩ yêu nước, học giả nổi tiếng cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Dù đỗ đạt nhưng ông không ra làm quan mà nhiệt thành lo việc nước. Ông bị bắt năm 1908, bị đầy Côn Đảo suốt 13 năm (1908 - 1921) mới được thả tự do vì ông là một trong những lãnh đạo phong trào Duy Tân.6. Tôn Đức Thắng (Mậu Tý, 1888 - 1980) là một nhà cách mạng nổi bật của Việt Nam thế kỷ 20. Ông đã tham gia các phong trào yêu nước từ thời niên thiếu, làm công nhân tại Pháp trước khi về hoạt động tại cảng Ba Son và bị thực dân Pháp lưu đày ở Côn Đảo từ 1928 - 1945. Sau 1945, ông đảm nhận những trọng trách lớn trong Đảng và Nhà nước, là Chủ tịch nước từ năm 1969 - 1980.7. Nguyễn Văn Cừ (Nhâm Tý, 1912 - 1941) là liệt sĩ cách mạng, nguyên Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương. Ông bị thực dân Pháp bắt và xử bắn ngày 28/8/1941. Tại pháp trường, ông đã kiên quyết xé tấm băng đen bịt mắt và hô lớn: “Cách mạng Đông Dương thành công muôn năm” rồi gục ngã xuống trước làn đạn địch.8. Tô Hiệu (Nhâm Tý, 1912 - 1944) là liệt sĩ cách mạng nổi tiếng của Việt Nam. Do các hoạt động chống Pháp, vào tháng 12/1939, ông bị bắt và đày lên Sơn La. Tại đây ông bị nhiều cực hình, bệnh nặng nên qua đời ngày 7/3/1944. Cây đào do ông trồng khi bị giam giữ đã trở thành biểu tượng cho tinh thần bất khuất, kiên cường của các chiến sĩ cộng sản.9. Hàn Mặc Tử (Nhâm Tý, 1912 - 1940) có tên thật là Nguyễn Trọng Trí, là nhà thơ nổi tiếng Việt Nam. Từ năm 1930 - 1931, ông làm thơ và bắt đầu có tiếng, được coi là người khởi đầu cho dòng thơ lãng mạn hiện đại Việt Nam. Ông đã trải qua giai đoạn cuối đời đau đớn vì bệnh phong và mất khi mới 28 tuổi, để lại cho đời nhiều tập thơ xuất sắc.10. Tôn Thất Tùng (Nhâm Tý, 1912 - 1982) là bác sĩ y khoa, Anh hùng Lao động của Việt Nam. Nổi danh trong lĩnh vực nghiên cứu về gan, ông được biết đến là tác giả của "phương pháp cắt gan khô" hay còn được gọi là "phương pháp Tôn Thất Tùng". Do các cống hiến trong lĩnh vực y học, ông được Chính phủ Việt Nam tặng nhiều huân chương cao quý.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo