Chân dung mãnh tướng suýt lấy đầu Tào Tháo, dùng thương giỏi nhất Tam Quốc nhưng ít ai nhớ đến
Đệ nhất mãnh tướng khiến Quan Vũ phải nhường, Lã Bố tránh mặt nhưng bị xem thường nhất Tam Quốc / Người này có thể giúp Tào Tháo thống nhất thiên hạ nhưng lại bị nghi ngờ và đề phòng, cuối cùng trở thành kẻ chiến thắng lớn nhất trong Tam Quốc!
Tam Quốc Diễn Nghĩa mô tả Tào Tháo tuy là một kẻ gian xảo, mưu mô nhưng cũng rất nổi bật trên chiến trường. Thếnhưng, Tào không phải chiến binh bất bại mà cũng từng nhiều lần đối mặt với nguy hiểm suýt mất mạng. Trong số đó, phải kể đến lần Tào Tháo thoát chết trong gang tấc, mất đi con trai trưởng và cháu trai một vị ái tướng.
Ai là người có bản lĩnh uy hiếp được Tào Tháo như vậy? Người đó không phải Triệu Vân hay Quan Vũ, mà lại là vị tướng ít người nhắc đến: Trương Tú.
Ảnh minh họa
Trương Tú (? – 207), là người gốc Tổ Lệ, cháu của Phiêu kỵ tướng quân Trương Tế - bộ tướng một thời của Đổng Trác. Vị tướng này từng được phong chức Kiến Trung tướng quân, tước hiệu Tuyên Uy hầu nhờ lập nhiều công lớn.
Thời Tam Quốc, nếu nói về tài dùng thương, ai cũng nghĩ đến Triệu Vân. Thế nhưng, Trương Tú mới là người được mệnh danh “thương vương đất Bắc”. Ngoài ra ông còn có võ công cao cường, có thể trấn thủ một phương dĩ nhiên không phải hạng xoàng.
Trong một lần giao chiến với quân Lưu Biểu, Trương Tế qua đời, Trương Tú lên thay và tiếp quản thế lực của chú. Về sau, ông liên minh với Lưu Biểu và đóng quân ở Uyển Thành. Đến đầu năm 197, Tào Tháo cho quân đi đánh Trương Tú, còn nạp thím của đối phương (tức vợ Trương Tế) làm vợ. Lòng oán hận của Trương Tú bắt đầu bùng lên từ đây.
Tào Tháo hiểu rõ việc làm của mình sẽ khiến Trương Tú sinh hận nên đã sai người âm thầm trừ khử. Thế nhưng âm mưu này bại lộ. Trương Tú cũng không ngồi im chịu trận mà lập tức mang quân đi đánh lén doanh trại của Tào Tháo ngay trong đêm. Trận đó quân Tào thất bại thảm hại, con trưởng của Tào là Tào Ngang, cháu trai Tào An Dân còn tử trận.
Lúc bấy giờ, tình thế của Tào Tháo ngàn cân treo sợi tóc, nếu không có Tào Ngang nhường ngựa, Điển Vi liều mình bảo vệ, Tào Tháo có thể đã bỏ mạng.
Tam Quốc Diễn Nghĩa kể lại rằng, trước khi trận Quan Độ diễn ra, Viên Thiệu từng cho người đến lôi kéo Trương Tú về phe mình. Bản thân mãnh tướng này cũng muốn vậy nhưng lại được Giả Hủ khuyên nên đầu hàng Tào Tháo. Cuối cùng ông chọn quy thuận Tào Tháo.
Ngày Trương Tú chọn về phe mình, Tào Tháo vui mừng mở tiệc rượu thiết đãi, thậm chí còn phong cho đối phương chức Dương Vũ Tướng quân, để con gái đối phương gả cho con trai mình. Hai bên xem như dẹp bỏ mối hận thù năm xưa để cùng bắt tay nhau.
Được một thời gian, đến năm 207, Trương Tú qua đời, thụy hiệu là Định hầu. Cái chết của ông để lại nhiều hoài nghi. Có người cho rằng năm xưa ông mời Tào Phi đến chơi nhà, nhưng Tào Phi nổi giận nhớ chuyện Trương Tú giết anh trai mình (Tào Ngang) nên đã chửi bới không ngừng. Cuối cùng vì sợ bị Tào Phi hãm hại, Trương Tú đã tự kết liễu. Cái kết ảm đạm cũng là lý do khiến vị mãnh tướng ít được nhớ đến trong Tam Quốc.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ