Chân dung những danh nhân tuổi Thìn của lịch sử Việt
Sự thật về chiếc áo khoác da hổ đích thân Đường Tăng may và được Tôn Ngộ Không luôn khoác lên người / Sự thật hiếm ai biết về thân thế của Chí Phèo, bất ngờ danh tính hậu duệ nay vẫn sống ở làng Vũ Đại
Trương Định, tên thường gọi Trương Công Đinh (tuổi Mậu Thìn, 1820-1864). Anh hùng kháng Pháp. Ông sinh tại Tư Cung, phủ Bình Sơn, Quảng Ngãi.Năm 1850, hưởng ứng chính sách khẩn hoang của Nguyễn Tri Phương ông đứng ra chiêu mộ dân nghèo khai hoang lập ấp. Ông được triều đình Huế phong chức Quản cơ, hàm lục phẩm. Từ đó, người đương thời gọi ông là Quản Định.Ông chỉ huy nghĩa binh chống Pháp ở Nam kỳ giai đoạn 1859-1864. Không chấp nhận Hòa ước cho Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông, ông được dân tôn là Bình Tây Đại nguyên soái.
Nguyễn Thượng Hiền (tuổi Mậu Thìn, 1868-1925), tự Đình Nam, hiệu Mai Sơn, quê Liên Bạt, Ứng Hòa, Hà Đông (nay là Hà Nội). Ông là một chí sĩ yêu nước nổi bật của Việt Nam giai đoạn chuyển giao giữa hai thế kỷ 19 và 20.
Năm 1885, ông đỗ cử nhân khi mới 17 tuổi, thi Hội đỗ đầu, đang chờ xướng danh thì kinh thành Huế thất thủ. Đến năm 1892, ông thi lại và đỗ Hoàng Giáp khi mới 24 tuổi. Tuy đỗ cao nhưng ông không ra làm quan mà về ẩn cư ở vùng núi Nưa, Nga Sơn, Thanh Hóa. Ông giữ chức Toản tu Quốc sử, rồi làm Đốc học tỉnh Ninh Bình.
Mạc Đĩnh Chi, sinh năm Canh Thìn 1280, quê Hải Dương, danh sĩ thời Trần. Cực kỳ thông minh, chí khí lớn, ứng đối giỏi. Đỗ trạng nguyên năm 24 tuổi, làm quan trải 3 triều vua (Anh Tông, Minh Tông, Hiến Tông), thăng đến Tả bộc xạ Đại liêu ban. Thể hiện khả năng ngoại giao xuất sắc và linh động qua 2 lần đi sứ Trung Quốc, được các danh sĩ nước ngoài hết sức khâm phục. Người đương thời coi ông là gương mẫu về tài năng và tính liêm khiết.
Phan Đình Phùng (tuổi Giáp Thìn, 1844-1895), có hiệu Châu Phong, tự Tôn Cát, là con cụ Phó bảng Phan Đình Tuyển, quê ở Đông Thái, La Sơn, Hà Tĩnh. Ông là sĩ phu nổi bật nhất tham gia vào các chiến dịch quân sự chống Pháp, là lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885-1896) trong phong trào Cần Vương.Phan Đình Phùng nổi tiếng với những ý chí và nguyên tắc sắt đá của bản thân – không chịu đầu hàng ngay cả khi quân Pháp quật mồ mả tổ tiên, bắt giữ và dọa giết gia đình. Ông mất vì bị thương trong chiến đấu khi bị quân Pháp bao vây.Sau khi qua đời, ông được những người yêu nước tôn vinh như một vị anh hùng dân tộc.
Thầy giáo Chu Văn An tên thật là Chu An, hiệu là Tiều Ẩn, tên chữ là Linh Triệt, là một nhà giáo, thầy thuốc, đại quan nhà Trần. Ông được phong tước Văn Trinh Công nên đời sau quen gọi là Chu Văn An.
Ông sinh năm Nhâm Thìn 1292 mất năm 1370. Quê ông ở làng Văn Thôn, xã Quang Liệt, huyện Thanh Đàm (Thanh Trì), nay thuộc xóm Văn, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Chu Văn An là người chính trực, đã từng đỗ Thái học sinh nhưng không ra làm quan mà mở trường dạy học ở làng và có công lớn trong việc truyền bá, giáo dục tư tưởng đạo đức Khổng giáo vào Việt Nam.
Nhà yêu nước Nguyễn Thái Học sinh năm Giáp Thìn, quê làng Tổng Tang, thị trấn Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. Lúc bé học chữ Hán ở nhà rồi học trường Pháp – Việt tỉnh Vĩnh Yên. Năm 1926, khi đang học trường Cao đẳng Thương mại, ông đã nhiều lần gửi yêu cầu của mình lên chính quyền Pháp nhưng đều không được chấp nhận. Năm 1927, ông lập ra tổ chức cách mạng Việt Nam Quốc dân Đảng với mục đích “liên lạc tất cả anh em đồng chí không phân biệt giai cấp tôn giáo, dùng võ lực để lấy lại quyền độc lập cho nước Việt Nam”, lập một Chính phủ cộng hòa theo chủ nghĩa dân chủ xã hội.
Năm 1930, cuộc khởi nghĩa Yên Bái thất bại, ông bị thực dân pháp xử tử cùng 12 người vào ngày 17/6/1930. Trước lúc hi sinh ông đã tuyên bố: “Không thành công thì cũng thành nhân” quả thực như vậy, mặc dù cuộc khởi nghĩa thất bại nhưng đã có một tiếng vang rất lớn, tên tuổi của ông đã được ghi danh sử sách.
Trần Phú (tuổi Giáp Thìn, 1904–1931), Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng khi mới 26 tuổi. Ông sinh ngày 1/5/1904, quê quán thôn Tùng Ảnh, Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.Ông là người học trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, người dự thảo bản Luận cương chính trị tháng 10 năm 1930 của Đảng, xác định con đường phát triển của cách mạng Việt Nam. Là Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng, ông có nhiều đóng góp to lớn về công tác xây dựng Đảng và tổ chức cách mạng của quần chúng.Trần Phú là tấm gương sáng ngời về lòng trung thành tuyệt đối với Đảng, bất khuất trước kẻ thù, cống hiến trọn đời cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.
- Video: Ngắm sự kỳ vĩ và lộng lấy của Tử Cấm Thành từ trên cao. Nguồn: Sky Eye.End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ngư dân bất ngờ vớt được khối gỗ ước tính hơn 3.455 tỷ đồng
Nhặt bừa viên đá chặn cửa nhiều thập kỷ, cụ bà đến khi mất cũng không biết mình từng sở hữu báu vật
Chỉ 4 cao thủ có thể đánh bại Cưu Ma Trí trong Thiên Long Bát Bộ: Ba trong đó là sư huynh đệ
CLIP: Quạ đen phản đòn xuất sắc, hạ gục chim ưng để thoát hiểm
Cận cảnh khu mộ 50 tỷ đồng của vợ cũ vị đại gia nổi tiếng nhất Bình Dương
Cao thủ có con mắt tinh tường nhất của Kim Dung: Cả đời nhận 4 đồ đệ, hai trong đó là đệ nhất thiên hạ