Khám phá

Chân dung nữ nhà văn khiếm thị cầm lái máy bay sau vài lời hướng dẫn

Nhà văn khiếm thị, khiếm thính Helen Keller đã khiến thế giới sửng sốt với việc cầm lái máy bay chỉ sau vài lời hướng dẫn.

Tam Quốc diễn nghĩa: Cam Ninh và Thái Sử Từ, ai mới là đệ nhất mãnh tướng Đông Ngô? / Đệ nhất dũng tướng thời kì Tam Quốc, 25 lần chinh chiến giết được 21 tướng của địch, cả đời chinh chiến chưa từng bị thương

Tháng 6/1946, một chiếc máy bay đi từ Rome đến Paris, băng qua Biển Địa Trung Hải. Chuyến đi kéo dài 20 phút không có gì bất thường ngoại trừ việc một hành khách đã tham gia cầm lái. Người đó là tiến sĩ Helen Keller (1880-1968), nữ văn sĩ, nhà giáo dục, nhà hoạt động xã hội người Mỹ, bị khiếm thị và khiếm thính từ nhỏ.

Khát vọng bay cao

Mặc dù nhiều phụ nữ cùng thời hiếm khi hoặc chưa bao giờ đi lại bằng máy bay, đây không phải là lần đầu Keller di chuyển với phương tiện này. Chuyến bay đầu tiên của bà với tư cách hành khách diễn ra vào năm 1919 trên phim trường Deliverance, khi quay một bộ phim tiểu sử giả tưởng về cuộc đời của chính nữ nhà văn.

Keller được biết đến khắp nước Mỹ khi bước sang tuổi 16 và nổi tiếng toàn thế giới ở độ tuổi 24. Tuy nhiên, nhiều người vẫn nghi ngờ khả năng một người khiếm thị, khiếm thính có thể giao tiếp thành công với những người bình thường hay tốt nghiệp đại học. Keller đạt được cả 2 điều đó.

chan-dung-nu-nha-van-khiem-thi-cam-lai-may-bay-sau-vai-loi-huong-dan

Với thể trạng hạn chế, Helen Keller vẫn có thể cầm lái máy bay

Để chống lại sự hoài nghi này, các nhà sản xuất Deliverance muốn “cho thấy bà ấy làm tất cả những việc mà những người có thân hình khỏe mạnh làm”. Vì máy bay là mộtcông nghệ mới vào thời điểm năm 1919, đang thu hút được sự chú ý, nên họ quyết định cho Keller bay.

Bà biết việc đưa cảnh này vào một phần tiểu sử của mình là vô lý. Trên thực tế, Keller cũng thường xuyên tranh luận với đội ngũ sản xuất về chi tiết đó. Dù vậy, nữ văn sĩ rất vui mừng khi có cơ hội đặt chân lên máy bay.

Những năm sau, khi công nghệ cải tiến, Keller được tham gia nhiều chuyến bay hơn. Năm 1931, bà là hành khách trên chuyến bay dài 322 km, từ New Jersey đến Washington, để gặp mặt tổng thống Mỹ.

Đưa tin về chuyến bay này, tờ New York Times cho biết Keller ví chiếc máy bay giống như “một con chim duyên dáng vĩ đại bay qua bầu trời vô tận”.

15 năm sau, trải nghiệm của nữ nhà văn với máy bay còn đi xa hơn khi bà tự tay cầm lái.

 

Trở thành “phi công” trong 20 phút

Năm 1946, Keller và bạn đồng hành Polly Thomson, người dịch bài phát biểu của Keller và giao tiếp với bà bằng cách ấn vào tay, có chuyến đi châu Âu, thay mặt tổ chức American Foundation for the Overseas Blind. Khi chiếc máy bay nhỏ băng qua biển Địa Trung Hải, Keller có cơ hội trở thành người cầm lái ở ghế phụ.

Câu chuyện được Keller kể lại với mộtphóng viên người Scotland, thông qua hỗ trợ của Thomson. “Phi hành đoàn rất ngạc nhiên về sự nhạy cảm của bà ấy trên bộ điều khiển. Không hề có rung lắc, chao đảo. Keller ngồi tại đó và lái chiếc máy bay một cách bình tĩnh, đều đặn. Với tư cách một phi công, bà cảm nhận được chuyển động tinh tế của chiếc máy bay tốt hơn hết”, Thomson cho biết.

Mặc dù báo giới xem chuyến bay là điều kỳ diệu, Keller không phải là người khiếm thị, khiếm thính duy nhất từng lái máy bay. Vào năm 2012, Katie Inman, 15 tuổi, thể trạng giống như Keller, chủ yếu sử dụng ngôn ngữ ký hiệu xúc giác để giao tiếp, lái một chiếc máy bay ở Florida. Một người hướng dẫn bay hỗ trợ cô cất cánh và hạ cánh, chuyển giao quyền điều khiển khi máy bay ổn định ở độ cao khoảng 792 mét.

chan-dung-nu-nha-van-khiem-thi-cam-lai-may-bay-sau-vai-loi-huong-dan-0

Bức ảnh chụp Helen Keller vào năm 1920

 

Sự hoài nghi về khả năng của người khiếm thị, khiếm thính vẫn chưa chấm dứt trong cuộc đời của Keller. Tuy nhiên, danh tiếng của bà với tư cách là một nhà văn, nhà truyền thông và nhà hoạt động góp phần xóa bỏ sự kỳ thị của xã hội xung quanh bệnh mù lòa.

Trước Keller, khiếm thị là chủ đề cấm kỵ trên các tạp chí dành cho phụ nữ. Khi bà trở thành người của công chúng, ngay cả tờ Ladies' Home Journal cũng đăng bài viết của Keller về tình trạng khuyết tật.

Với việc Keller viết sách, diễn thuyết và lái máy bay, công chúng đã thay đổi nhìn nhận về khả năng của những người khiếm thị, khiếm thính.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm