Triệu Vân là ai? Vị tướng trên cơ Quan Vũ hay là kẻ hữu danh vô thực?
Tứ đại quân sư hàng đầu Tam Quốc: Gia Cát Lượng chỉ đứng thứ 2, đáng tiếc nhất là người cuối cùng / Bí ẩn lăng mộ từng bị Tào Tháo đột nhập: 72 con thuyền mới chở hết vàng bạc, châu báu!
Trong tác phẩm "Tam quốc diễn nghĩa" thì Triệu Vân được miêu tả là người sở hữu gương mặt điển trai, bách chiến bách thắng. Vậy trong chính sử, ông là người như thế nào?
1.1. Triệu Vân là aiTriệu Vân sinh năm 167 mất năm 229 có tên tự là Tử Long. Ông là danh tướng trong lịch sử Trung Hoa cổ đại vào cuối thời kỳ nhà Đông Hán và xuyên suốt thời Tam Quốc. Triệu Vân là một trong những công thần khai quốc nhà Thục Hán dưới trướng của Lưu Bị. Ông được binh sĩ ca ngợi là Hổ uy tướng quân bởi mang trong mình lòng tận trung với nước đi cùng một thân võ nghệ dũng mãnh, trí dũng song toàn.
Trong nhiều câu chuyện dân gian dã sử và tiểu thuyết Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung thì Triệu Vân được tướng quân xếp hàng thứ ba trong Ngũ Hổ Tướng sau Quan Vũ, Trương Phi và đứng trên người anh vợ là Mã Siêu, Hoàng Trung. Tuy nhiên đây chỉ là một chức danh hư cấu.
Thế nhưng sử gia Trần Thọ trong cuốn sử Tam Quốc Chí lại xếp ông đứng cuối cùng trong "Quan Trương Mã Hoàng Triệu truyện". Sở dĩ nhà sư gia nổi tiếng này có sắp xếp như vậy dựa trên thực tế là sau khi Lưu Bị xưng vương. Khi ấy, mặc dù Triệu Vân lập nên nên nhiều chiến công hiển hách cho Lưu Bị mà vẫn chỉ được phong cho chức Dực quân tướng quân.
Đây là chức tước và địa vị thấp nhất trong cả Ngũ hổ tướng. Sau khi Lưu Bị qua đời, Lưu Thiện lên ngôi truy phong tước hầu cho 4 vị tướng Quan - Trương - Mã - Hoàng nhưng lại không trao cho Triệu vân chức tước nào. Mãi cho tới năm sau, dưới sức ép của các tướng lĩnh dâng sớ mà ông mới được Lưu Thiện phong tước hầu.
Miếu thờ và tượng Triệu Vân tại Chính Định, Hà Bắc, Trung Quốc. (Ảnh: Baidu)
Tấm lòng tận trung với đất nước và tài năng trời phú, đặc biệt là chiến công 2 lần đơn phương độc mã cứu ấu chúa là những nguyên nhân chính khiến cho Triệu Vân được quân và dân triều đình Thục Hán tin tưởng. Có thể ông không được phong hầu chức tước cao như 4 vị Quan - Trương - Mã - Hoàng nhưng lại có được vinh dự nhận chức "Trung hộ quân".
Nhiều tướng lĩnh ao ước nhận được chức danh này bởi đây chính là người có quyền thống lĩnh cấm vệ quân bảo vệ nơi vua ở. Những người được giao trọng trách này phải là những tướng lĩnh tài năng và vô cùng được tin tưởng. Nhưng mặt trái của chức tước này khiến cơ hội dành cho Triệu Vân lập công trên chiến trường ít đi rất nhiều khi phải ở hậu phương bảo vệ hoàng đế.
Triệu Vân và Quan Vũ được người đời đánh giá là người trung nghĩa và tài năng và cũng là hai người duy nhất của thời Tam Quốc được ghi danh tại thờ tại miếu Lịch đại Đế Vương. Đây là ngôi đền xây dựng trong đời nhà Minh và nhà Thanh nhằm mục đích thờ phụng 40 võ tướng và 40 quan văn được người đời đánh giá là tận trung và tài năng nhất qua các triều đại trong lịch sự.
Cuộc đời của thần tướng Triệu Vân trải qua 40 năm chinh chiến, cùng quân và vương nước Thục Hán lập nên các chiến tích trường tồn lịch sử nên được xưng tôn là "Thường thắng tướng quân".
1.2. Cuộc đời của Triệu VânCuộc đời và các chiến công của Triệu Vân chủ yếu được ghi chép lại nằm trong cuốn Tam quốc chí do sử gia Trần Thọ - 1 vị quan thời Tấn biên soạn vào những năm của thế kỷ thứ 3. Tiểu sử của Triệu Vân truyện được nằm trong quyển 6 của Thục thư (Sách về thời nhà Thục Hán) bao gồm gồm Quan Trương Mã Hoàng Triệu truyện.
Các sách chính sử có ghi vào năm 184, quân Khăn Vàng nổi dậy chống triều đình nhà Hán. Triệu Vân là người được cử đến cầm quân gia nhập với tướng Công Tôn Toản để đánh dẹp loạn phiến quân này.
Liên minh chống Đổng Trác tan rã vào năm 191, các chư hầu quay sang đánh lẫn nhau. Nhiều người đến để quy phục Viên Thiệu khi ông đã đoạt Ký châu từ tay của Hàn Phức. Nhưng Triệu Vân lại không theo đó mà đến đầu quân cho Viên Thiệu mà đến phục vụ cho Công Tôn Toản. Khi theo Công Tôn Toản chinh chiến nhiều năm, ông đã có nhiều cuộc đụng độ với Viên Thiệu.
Lực lượng của Lưu Bị khi đó đang còn mỏng, có phần yếu thế nên cũng đến nhờ Công Tôn Toản giúp sức. Khi đó, ông gặp Triệu Vân và quý mến ngay từ lần gặp đầu tiên nên kết giao.
Đến năm 192, Lưu Bị giữ chức Phiêu kỵ tướng quân, là người dưới trướng của Công Tôn Toản. Triệu Vân được điều đến làm quân kỵ binh của Lưu Bị. Thế nhưng không lâu sau đó, Triệu Vân chịu tang anh trai nên phải về quê và từ bỏ Lưu Bị và Công Tôn Toản. Mãi cho đến 8 năm sau, vào năm 200, Triệu Vân lại đi theo phò tá Lưu Bị cho đến tận sau khi ông tạ thế.
Hình ảnh Triệu Vân trên phim ảnh. (Ảnh: Baidu)
Tam Quốc Chí của sử gia Trần Thọ có ghi lại là cả hai đã cùng ngủ chung một giường khi đang trí ở Gia Thành. Cũng trong khoảng thời gian này, Triệu Vân được Lưu Bị phái đi tuyển mộ quân nhằm mục đích tăng cường quân đội cho Huyền Đức.
Sau khi Lưu Bị qua đời, Triệu Vân vẫn tiếp tục phò tá cho Lưu Thiện phục vụ cho nhà Thục Hán. Ông được Lưu Thiện phong cho làm Trung hộ quân rồi đến Chinh nam tướng quân sau đó là Vĩnh Xương đình hầu và cuối cùng là lên đến Trấn đông tướng quân.
1.3. Triệu Vân chết như thế nào?Vào năm 229 (năm Kiến Hưng thứ 7), Triệu Vân qua đời tại Thành Đô. So với Quan Vũ và Trương Phi thì cuộc đời của chiến thần Triệu Vân khá trọn vẹn mọi đường.
Cả cuộc đời oanh liệt của Triệu Vân không phải chết trên giường bệnh, cũng không phải bỏ mạng trên sa trường mà nhận lấy một cái chết lãng xẹt. Tương truyền khi ông đang ở nhà trong lúc tắm thì vợ ông là Triệu Thị cọ lưng cho chồng thì luôn thắc mắc và kinh ngạc khi thấy Triệu Vân tuổi đã cao lại chinh chiến nhiều năm trên cá chiến trường nhưng da dẻ vẫn hồng hào, láng mịn, trên người không có một vết sẹo. Làm lạ nên bà mới quay sang hỏi chồng: "Tướng công, chàng chinh chiến nhiều năm nơi trận mạc chẳng lẽ chưa bao giờ nếm trải vết thương?".
Triệu Vân hào sảng cười đáp: "Đương nhiên, ta đã trải qua trăm trận chiến, giết chết vô số quân địch, nhưng lại chưa có kẻ nào đụng được đến người ta hay lấy một giọt máu của ta." Bà vợ nghe chồng trả lời xong, bỗng nghịch ngợm trong đầu lóe lên ý tưởng. "Bà xã" của Triệu Vân đã lén lấy cây kim thêu, nhẹ chân đến gần chồng trêu chọc: "Tướng công, thiếp sẽ là người có bản lĩnh làm chàng phải đổ máu vì bị thương đổ đấy". Nói rồi nàng đã dùng kim đâm thêu đâm một một nhát vào cánh tay ông.
Triệu Vân bất ngờ giật mình vì nhói đau. Khi ông nhìn thấy nhiều giọt máu chảy lăn dài trên cánh tay của mình thì vô cùng hoảng sợ. Lúc đó, mặt mày của Triệu tướng quân đột nhiên tím tại, cơ hàm cứng lại và sau đó không thở được nữa. Cuối cùng một danh tướng mà chỉ cần nghe tên thì quân địch khiếp sợ đến cuối đời lại chết khi thấy bản thân mình đổ máu vì một chiếc kim thêu.
Cho đến tận ngày nay, cái chết khó hiểu và đột ngột của Triệu Vân vẫn không có một có sử gia nào có thể giải thích một cách chính xác.
Sau khi tạ thế, Triệu Vân được Lưu Thiện làm lễ an táng trịnh trọng. Ngôi mộ Triệu Vân được cất tại tại Đại Ấp, nay chính là chân núi Cẩm Bình, thuộc huyện Đại Ấp, nằm ở phía tây thành phố Thành Đô, Tứ Xuyên.
Mộ phần của Triệu Vân ở Tứ Xuyên, Trung Quốc. (Ảnh: Baidu)
Theo nhiều sách sử miêu tả lại, mộ Triệu Vân hết sức bề thế. Nhìn từ xa như một gò núi cao, xây dựng dọc theo thế núi, bốn phía còn được xây tường chắn và có từ đường để thờ phụng, cúng viếng. Nơi an nghỉ quy mô mà Tân đế Lưu Thiện dành cho Triệu Vân đã gián tiếp khẳng định lòng kính trọng và báo ơn của vị quân chủ trẻ tuổi này.
2. Triệu Vân là chiến binh vĩ đại hay chỉ là kẻ hữu danh vô thực?
Luận về tài năng hay chiến công đã lập được, Triệu Tử Long không hề thua kém nhiều thuộc hạ khác dưới quyền của vị quân chủ Lưu Bị nhà Thục Hán. Thế nhưng ông lại chỉ nhận phong những chức tước hữu danh vô thực.
2.1. Chiến công lừng lẫy đất trời và điển tích 2 lần Triệu Vân cứu ấu chúaLúc cầm quân qua hai đời vua của nhà Thục Hán, Triệu Vân đã anh dũng lập nên nhiều chiến công ghi danh đất trời như nhờ có công của Từ Thứ giúp cho kế phá ải Phá trận Bát Môn kim Tỏa của Tào Nhân, trận Trường Bản cứu ấu chúa, trận Xích Bích truy kích Tào Tháo hay đánh Tây Xuyên, Hán Trung, cùng Mạnh Hoạch chỉ huy đánh tộc người Man cũng như việc tham gia Bắc phạt do chính Gia Cát Lượng chỉ huy.
Nhưng chiến công nổi tiếng nhất của vị tướng họ Triệu là 2 lần cứu Ấu chúa Lưu Thiện. Lần thứ nhất là khi Tào Tháo đánh chiếm Kinh Châu vào năm 208. Khi ấy, Lưu Bị đang giao tranh với quân Tào ở Đương Dương trong trận Trường Bản nhưng thua lớn do chênh lệch phải chạy về phía nam.
Triệu Vân cứu ấu chúa tại trận Trường Bản. (Ảnh: Baidu)
Trong thời buổi loạn lạc, nhiều người người thực hiện kế ly gián truyền tin Triệu Vân hàng Tào nhưng Lưu Bị vẫn một mực tin tưởng vào ông.
La Quán Trung miêu tả việc Triệu Vân phá vòng vây quân Tào cứu A Đẩu trong Tam Quốc diễn nghĩa rất ly kỳ. Khi ấy, ấu chúa là Lưu Thiện không đi cùng mẹ ruột mà ở bên cạnh cạnh My phu nhân. Sau khi trao A Đẩu cho Triệu Vân bảo vệ, vị phu nhân này đã tự sát để bản thân mình không làm vướng chân hai người.
Trong những thời điểm nguy nan nhất, Triệu Tử Long vẫn dũng mãnh xông pha vào trận mạc, cứu A Đẩu - con trai của quân chủ và Cam phu nhân. Hành động này của ông khiến cho Lưu Huyền Đức vô cùng cảm kích.
Triệu Vân vừa ôm Lưu Thiện lại vừa cưỡi ngựa dùng thương để tả xung hữu đột, lao thẳng vào vòng vây quân Tào. Tào Tháo đã ra lệnh quân sĩ phải tìm cách bắt sống Triệu Vân, tuyệt đối không được bắn lén khi chứng kiến và khâm phục khả năng dũng mãnh của Triệu Tử Long. Vị dũng tướng nhà họ Triệu này vung thương bảo vệ được Lưu Thiện đồng thời giết được 50 tướng, chém gãy hai lá cờ to đoạt gươm Thanh Công báu của Tào Tháo.
Trong ngũ hổ tướng, Triệu Vân là người chịu tất cả trách nhiệm bảo vệ gia quyến của quân chủ nhà Thục Hán Lưu Bị. Một lần nữa, ông lại cứu ấu chúa vào năm 213. Khi đó, Lưu Bị đang mang quân đánh Ích Châu thì vợ của ông là Tôn phu nhân, em gái Tôn Quyền thường diễu võ dương oai với mọi người. Lưu Bị trao cho Triệu Vân quản nội cung với chức Tư mã Kinh Châu.
Chớp thời cơ khi tin Lưu Bị xuất quân, Tôn Quyền đã phái đội thuyền của mình đến Kinh Châu đón em gái về nước. Tôn phu nhân liền nghe theo muốn dẫn theo Lưu Thiện về cùng.
Khi biết tin, Triệu Vân đã cùng Trương Phi vội vàng dẫn quân chặn sông, một lòng khuyên ngăn Tôn phu nhân nên ở lại. Tuy nhiên, bà ta lại nhất quyết không nghe lời can ngăn của Triệu Vân.
Cuối cùng, cả hai người đã phải nhượng bộ Tôn phu nhân về nước nhưng ép buộc bà phải để Lưu Thiện lại, chỉ về một mình.
2.2. Triệu Vân và Lữ Bố, ai dũng mãnh hơn aiLà hai danh tướng hàng đầu thời Tam Quốc, Triệu Vân và Lữ Bố nổi tiếng bất khả chiến bại với nhiều pha lập công xưng danh đất trời. Thật khó để có thể phân định ai dũng mãnh hơn ai giữa hai người này.
Triệu Vân và Lữ Bố, ai dũng mãnh hơn? (Ảnh: Baidu)
Tào Tháo, người đã từng phải chạm trán qua với cả Lữ Bố và Triệu Vân lúc sinh thời đã đưa ra đáp số cho cho bài toán này với câu trả lời ngắn gọn.
Tại trận chiến chống quân Tây Lương, một mãnh tướng của Tào Tháo là Hứa Chử đã có màn so tài đọ sức với Lã Bố ở Bộc Dương. Đôi bên đã giao đấu hơn 20 hiệp mà không phân rõ thắng bại. Lo sợ Hứa Chử gặp thương vong cho nên lúc bấy giờ, Tào Tháo gấp rút phái thêm 5 vị tướng đến trợ giúp mới buộc Lữ Bố phải chịu rút lui.
Chứng kiến cảnh Triệu Vân dũng mãnh một mình một ngựa phá vòng vây ở trận Trường Bản cứu Ấu chúa, Tào Tháo buột miệng khen ngợi: "Thật là một Hổ tướng". Trước đó, khi nói về Lữ Bố, ông chỉ dành 4 từ "anh dũng vô địch" cho vị tướng nãy.
Qua những trận chiến nổi tiếng thời Tam Quốc, có rất nhiều Hổ tướng ra đời nhưng chỉ có một mình Lữ Bố là người được Tào Tháo nhận định là kẻ bất khả chiến bại và anh dũng nhất thiên hạ.
Chỉ qua 2 lần nhận xét trên có thể hiểu được trong mắt vị thừa tướng họ Tào thì Triệu Vân tuy là người dũng mãnh chính trực nhưng khi so sánh với Lữ Bố thì có phần yếu hơn khi nói về khả năng chiến bại. Trên thực tế trong chính sử có viết rất ít võ tướng trong Tam Quốc mang danh "chiến thần" có khả năng đơn phương độc mã đấu với Lữ Bố.
"Một Lữ, hai Triệu, ba Điển Vi, bốn Quan, năm Mã, sáu Trương Phi" là câu nói được người đời truyền tai nhau khi nói về các vị tướng dũng mãnh thời Tam Quốc. Khi xét trên phương diện võ nghệ, câu nói rõ ràng nhấn mạnh khả năng Lữ Bố đứng đầu và vượt trội hơn so với vị tướng nhà Thục Hán Triệu Vân.
2.3. Danh Xưng đệ nhất Ngũ Hổ Tướng
Đến tận ngày nay, danh xưng đệ nhất Ngũ Hổ Tướng của triều đình nhà Thục Hán vẫn gây tranh cãi. Trong nhiều tài liệu sử học, không có bất kỳ ghi chép nào về việc quân chủ nhà Thục Hán tấn phong "ngũ hổ tướng". Theo các nhà sử gia, trong 5 người Ngũ hổ tướng thì Quan Vũ, Mã Siêu, Trương Phi, Hoàng Trung được Lưu Bị phong chức tước ngang hàng nhau với những chức tước lần lượt là Tiền, Tả, Hữu, Hậu tướng quân. Còn Triệu Vân lại chỉ được nhận danh Dực tướng quân, thậm chí chức tước này còn nhỏ hơn 4 người kia.
Ngũ hổ tướng nhà Thục Hán. ( Ảnh: Baidu)
Thế nhưng Triệu Tử Long lại là người có danh vọng cao nhất trong "Ngũ Hổ Thượng Tướng" triều đình nhà Thục Hán, thậm chí danh vọng và sự quý mến của người đời dành cho ông còn cao hơn cả Quan Vũ.
Quan Vũ là người huynh đệ kết nghĩa của Lưu Bị trăm tốt nghìn tốt chỉ duy nhất một tính không tốt chính là quá tự phụ, nói theo ngôn ngữ hiện đại chính là người không có EQ cao.
Quan Vũ luôn mang tâm lý coi thường người khác trong chiến thuật lẫn trên chiến trường nên ông rước phải không ít thù hằn của quân địch.
Ngược lại với Quan Vũ, Triệu Vân được xưng danh là Nho tướng. Mặc dù võ nghệ của Triệu Tử Long cao cường nhưng ông lại luôn đối đãi với người khác rất cẩn trọng khiêm tốn. Khi ở trên chiến trường thì danh tướng này cũng luôn khiêm tốn giấu mình và từng khiến Tào Tháo hạ lệnh quân của mình bắt sống, không hạ tên vào ông. Phải chăng chính bởi vì đức tính này mà rất nhiều nhà sử gia đã đánh giá Triệu Vân là người trên cơ Quan Vũ.
2.4. Lận đận chốn quan trường nhà Thục HánDưới thời của Lưu Bị trị vì nhà Thục Hán, chức quan của Triệu Vân không hề cao so với những công lao mà ông đã lập được. Triệu Vân chỉ thăng quan tiến chức khi Lưu Thiện lên ngôi.
Với "Không doanh kế ở Định Quân Sơn" hay "huyết chiến dốc Trường Bản" trong lịch sử đã chứng minh ông là vị mưu lược tài hoa. Dù vậy, trong suốt chiều dài lịch sử của chính quyền Thục Hán, Triệu Vân lại chưa một lần được nắm giữ những chức đại quyền trong triều.
2 lần cứu ấu chúa nhưng Triệu Vân lại lận đận trên quan trường nhà Thục Hán. (Ảnh: Baidu)
Các nhà sử gia Trung Quốc sau khi nghiên cứu đều nhất trí rằng, sự lận đận trên con đường thăng quan tiến chức của Triệu Tử Long chắc chắn không hề liên quan đến năng lực của vị tướng họ Triệu.
Có nhiều giả thiết đưa ra để giải thích cho vấn đề này nhưng hầu hết đều thống nhất cho rằng, việc "dìm" Triệu Vân trên con đường quan trường thực chất chỉ là chiến lược dùng người của quân chủ Lưu Bị.
Phẩm chất và năng lực cá nhân của Triệu Vân xuất sắc là điều không bàn cãi đặc biệt là khi ông nhận chức Vệ sĩ trưởng, là người luôn bảo vệ đảm bảo an ninh cho Lưu Bị và gia quyến. Nhưng cũng bởi vì vai trò "Vệ sĩ của lãnh đạo" này đã bó chân Triệu Vân ở hậu phương mà ông không có cơ hội lập công hay thống lĩnh đại quân ra chiến trường. Sử sách ghi lại, thành tích nổi bật nhất của ông chỉ là cứu ấu chúa Lưu Thiện.
Là người quân chủ, Lưu Bị nhận thức 2 dạng trung thành của người dưới trướng: Trung thành đối với sự nghiệp chung hay trung thành chỉ với một cá nhân. Trong triều đình nhà Thục Hán, Triệu Vân được đánh giá là chính là "tâm phúc" nhất của Lưu Bị. Bên cạnh đó, nhiều nhà nghiên cứu sử học cũng nhận định, bản thân Triệu Vân lại là người vốn không ôm mộng tham vọng lớn như các vị tướng cùng thời.
Cũng chính vì vậy mà một người được danh tiếng lừng lẫy như Triệu Vân mới an phận làm vệ sĩ cho Lưu Bị. Ông luôn được mô tả là người cương trực, ăn ngay nói thẳng.
Khi Bị chuẩn bị "chia của cải" ở Ích Châu cho những người có công, Vân là người đã đứng ra ngăn cản. Lúc Bị muốn dẫn binh điều quân đi đánh Đông Ngô, cũng chính lại là Triệu Vân ra mặt can gián. Ngay cả Gia Cát Lượng khi đó đang là thừa tướng thì dù phản đối nhưng cũng không dám nói ra những lời phật lòng Lưu Bị.
Về sau, Huyền Đức không nghe lời can gián của Vân mà phát động chiến tranh với Ngô để rồi phải nhận kết quả cay đắng. Qua đó có thẻ thấy, Triệu Vân là người không nắm bắt được tâm lý của bậc quân chủ.
Thế nhưng, chính vì việc "không hiểu chính trị" của ông lại là điều khiến Lưu Bị không phải lo lắng chuyện đề bạt, thăng quan phong tước cho ông.
2 lần "vào sinh ra tử" cứu ấu chúa A Đẩu là bằng chứng mạnh mẽ nhất tỏ rõ được tấm lòng trung thành và cả tình cảm của ông đối với 2 đời quân chủ nhà Thục Hán.
Có nhà sử học đã đưa ra quan điểm về Lưu Bị không nâng đỡ Triệu Vân trên con đường quan trường là bởi vì ông muốn cho Lưu Thiện có cơ hội báo ân cứu chúa. Bên cạnh đó, thì nằm trong toan tính của Lưu Bị chính là những động cơ chính trị thâm sâu.
Nếu như Lưu Thiện là người trực tiếp giúp Triệu Vân thăng tiến, thì lòng trung thành của ông đối với Thục Hán nói chung và cá nhân A Đẩu nói riêng sẽ thêm sâu sắc.
Sau khi A Đẩu kế thừa ngôi vị vào năm 223 thì lập tức phong quan cho Triệu Tử Long lần lượt làm Trung Hộ Quân, Chinh nam tướng quân, Vĩnh Xương đình hầu, sau đó là thăng lên Trấn đông tướng quân.
Năm 229, Triệu Vân vì bệnh nặng mà qua đời. Quan thần nhà Thục Hán đã khóc thương tiếc cho danh tướng một thời này.
Nhưng lại tới năm 260, sau 31 năm ông mất , trước sự phản ứng quyết liệt của đại tướng Khương Duy và binh lính nhà Thục thì Lưu Thiện mới truy phong ông làm Thuận Bình Hầu.
3. Di ngôn của Lưu Bị dành cho Triệu Vân và nguyện vọng "chuyển giao nhân tài" cho con traiVới những chiến công hiển hách đã lập cho nhà Thục Hán thì thần tướng Triệu Tử Long lại bị dìm thê thảm chốn quan trường. Nhiều người bất bình khi ông không được danh xưng với thực tài. Lưu Bị vốn dĩ nổi tiếng là người thấu tình đạt lý, quân chủ anh minh thì phải có lý do thâm sâu nào đó mà ông lại cố tình không trọng dụng Triệu Tử Long trên phương diện chính trị?
Trong Ngũ hổ tướng thì Triệu Vân là vị tướng hiếm hoi vừa có dũng lại có cả mưu. Về phần Quan Vũ thì một người nổi danh tự phục còn người huynh đệ còn lại là Trương Phi thì quá mức vô lễ, ngạo mạn.
Võ thần Triệu Tử Long. (Ảnh: Baidu)
Cũng bởi vì điều này mà, Huyền Đức luôn canh cánh trong lòng nếu sau này khi ông qua đời thì hai vị huynh đệ kết nghĩa Quan Vũ và Trương Phi sẽ không dễ dàng theo phục tục một vị quân chủ trẻ tuổi. Mà vị quân chủ đó chính là Lưu Thiện, con trai của mình.
Trong khi đó, khác với hai người Quan - Trường, Triệu Vân có đủ tài năng, trung thành và cả sự khiêm nhường. Hơn nữa, trước đây Triệu Vân đã từng một người một ngựa cùng thương cứu Lưu Thiện. Do đó mối quan hệ của vị tướng họ Triệu và Lưu Thiện có phần thân mật hơn mọi người.
Điều quan trọng nhất là một khi Triệu Vân nhận lệnh thì chắc chắn tuân mệnh chứ không cậy tài mà kiêu như Quan Vũ hay Trương Phi.
Trong dân gian có nhiều giai thoại truyền lại kể về việc Lưu Huyền Đức ủy thác di ngôn cuối đời ở Bạch Đế thành ngoại trừ Gia Cát Lượng thì người còn lại có mặt ở đó chính là Triệu Vân.
Lưu Bị thực chất muốn chuyển giao nhân tài Triệu Vân cho con. (Ảnh: Baidu)
Lưu Bị luôn một lòng dặn dò Triệu Tử Long phải một lòng bảo vệ thật tốt cho Lưu Thiện. Thậm chí, vị quân chủ của nhà Thục Hán lúc ấy còn ban cho Triệu Vân đặc ân: Nếu có ai mà không thần phục dưới chân của ấu chúa Lưu Thiện thì ông có quyền tiền trảm hậu tấu mà không bị xử tội.
Có thể thấy, Lưu Bị vô cùng tín nhiệm thần tướng Triệu Vân, không phải là người bạc đãi ông như nhiều người vẫn nghĩ.
4. Triệu Vân ra đi cùng nguyện vọng không thành của Gia Cát Khổng Minh
Thường Thắng tướng quân đã gần bảy mươi tuổi, ở cái tuổi xưa nay hiếm nhưng Triệu Vân vẫn có thể chém hạ nhiều tướng địch. Ông cũng là thành viên còn sống cuối cùng của Ngũ hổ Tướng.
Do đánh giá sai lầm của Khổng Minh khi chọn người cầm quân trong lần Bắc phạt đầu tiên đã dẫn đến hậu quả to lớn là nhà Thục Hán đã mất đi Nhau Đình. Chiến dịch Bắc phạt lần đó đã kết thúc trong sự thất bại toàn tập. Sau đó, Triệu Vân lâm bệnh nặng như mảnh chỉ treo chuông.
Mục tiêu của Triệu Vân là một mực phò tá nhà Hán. Là một tướng lĩnh luôn bên cạnh, bầu bạn với Lưu Bị, Triệu Tử Long là người biết rõ hơn ai hết mong muốn cả đời của Huyền Đức.
Về sau, khi Khổng Minh lại quyết tâm Bắc phạt một lần nữa, ông luôn cân nhắc đến việc Triệu Vân tuổi đã cao nên không bố trí thần tướng Triệu Tử Long vào vị trí tướng tiên phong. Thế nhưng Triệu Vân lại kiên quyết sẽ đập đầu ngay tại triều đường nếu ông không được nhận vào vị trí tiên phong.
Tương truyền, Triệu Vân luôn hô lớn 2 chữ "Bắc phạt, Bắc phạt!" trước khi lâm trung. Qua điều này chúng ta có thể thấy được mong muốn bức thiết và mãnh liệt của vị tướng họ Triệu về Bắc phạt.
Tại thời điểm đó, "Bắc phạt" nó không chỉ là khát vọng đại sự cả đời của Gia Cát Khổng Minh hay Triệu Vân mà nó cũng là ước vọng to lớn của các lão thần nhà Thục Hán.
Triệu Vân qua đời là lời tuyên bố và chấm dứt sự tồn tại của Ngũ hổ tướng trước mọi người. Sức mạnh quân sự của bộ máy chính quyền nhà Thục Hán bị giáng một đòn trí mạng và tổn thất to lớn.
Trong tương lai tới đây, liệu có vị tướng tài nào có thể nối nghiệp thống soái ba quân tiếp tục thực hiện các chiến dịch Bắc phạt, mở mang bờ cõi giang sơn của nhà Thục Hán đây?
Gia Cát Lượng vô cùng đau đớn và suy sụp khi Triệu Vân chết. (Ảnh: Baidu)
Tâm tư của Triệu Vân khi hô vang 4 chữ Bắc phạt trước khi lâm chung khiến cho Khổng Minh không ngừng rơi lệ, chỉ có thể thở dài đau xót bởi vì mất đi một danh tướng tài năng vừa có dũng vừa có mưu bên cạnh. Điều này khiến cho công cuộc xây dựng một nhà Thục Hán giàu mạnh của Gia Cát Lượng ngày càng trở nên khó khăn, gian truân. Tiếc thương hậu chủ của nhà Thục Hán lại không có ai đủ bản lĩnh và tài năng để thực hiện tâm nguyện Bắc phạt thống lĩnh bờ cõi.
Lúc sinh thời, Gia Cát Khổng Minh đã tổ chức tổng cộng năm lần Bắc phạt với tất cả tâm huyết của bản thân mình. Mặc dù so với thế lực của nhà Tào Ngụy, Đông Ngô thì nhà Thục Hán kém xa nhưng những bước tiến của Thục Quốc không bị ảnh hưởng nhiều.
5. Nhân vật Triệu Vân tam quốc thập toàn thập mỹ
Triệu Vân tam quốc dưới ngòi bút của nhà văn La Quán Trung được khắc họa là một chiến thần hoàn mỹ. Trên thực tế, trong cuốn tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa nổi tiếng, nhân vật nổi tiếng Triệu Vân được gộp chung cùng với Trần Đáo. Hình tượng một vị dũng tướng cưỡi bạch mã, khoác trên mình áo bào màu trắng cũng là hình ảnh được La Quán Trung vay mượn của Trần Đáo. Đây là quan chỉ huy quân hộ vệ Bạch Mạo của Lưu Bị.
Trong nhiều sách chính sử không ghi rõ thương của Triệu Vân tên gì cũng như ngoại hình của ông nhưng nhà văn họ La đã giới thiệu binh khí yêu thích của Triệu Vân là cây giáo bạc có tên là Lương Ngân Long Đảm Thương trong Tam Quốc diễn nghĩa.
Vị thần tướng này được xếp là một trong những "Ngũ Hổ Tướng" của nhà Thục Hán sánh ngang vai cùng với Quan Vũ, Trương Phi, Mã Siêu, Hoàng Trung. Ông được giới thiệu là vị tướng đánh trận toàn tài dũng mãnh, không những quả cảm mà còn chắc chắn, tận tụy.
Triệu Vân luôn được đánh giá là một vị tướng toàn tài. (Ảnh: Baidu)
Nhân vật Triệu Vân tam quốc được xây dựng là trợ thủ đắc lực của quân sự Khổng Minh. Lượng với khả năng mưu lược hô phong hoán vũ còn Vân là cây thương sắc bén. Một người vạch ra sách lược và một người thi hành nó một cách hoàn hảo.
Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, Triệu Vân chỉ một trận thành danh và được nhiều người biết đến nổi bật trong trận Đương Dương Trường Bản. La Quan Trung dành những ngôn từ hào hùng nhất miêu tả một Thường Sơn Triệu Tử Long một mình cưỡi Bạch Long mã phá vòng vây hàng vạn quân Tào. Không những thế, ông còn lấy được thanh gươm Thanh Công. Tương truyền đây là gươm báu mạ vàng có thể chém sắt như chém bùn của Tào Tháo. Đồng thời Triệu Vân còn chém gãy 2 lá cờ to, giết 50 danh tướng quân Tào. Chiến công hiển hách này được ghi danh bởi bài thơ:
Máu đỏ chan hòa áo giáp hồng
Đương Dương ai kẻ dám tranh hùng
Xưa nay cứu chúa xông trăm trận
Chỉ có Thường Sơn Triệu Tử Long
Trong cuốn Tam Quốc diễn nghĩa của mình, nhà văn La Quán Trung một lần nữa ước lệ tuổi tác của Triệu Vân. Một mặt Triệu Vân được miêu tả là người trẻ tuổi tràn đầy sức sống nên nhiều người luôn nhầm tưởng Triệu Vân ít tuổi hơn 3 anh em Lưu Quan Trương. Nhà văn họ La cũng để Lưu Thiện - con trai của Lưu Bị gọi Triệu Vân là "chú Tư".
Trong nhiều bộ phim được chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết này, gương mặt của ông vào sinh thời của Lưu Bị luôn là một anh chàng thanh niên tráng kiện. Nhưng khi khi viết về trận Kỳ Sơn lần thứ nhất vào năm 228, La Quán Trung lại nói lúc Triệu Vân đi theo Gia Cát Lượng đã là lúc ông bước sang tuổi 70. Do đó, nếu tính theo mốc thời gian này thì thấy được Lưu Bị kém Triệu Vân 2 tuổi. Do đó có lẽ nhà văn Quán Trung chỉ muốn dùng con số 70 tuổi này nhấn mạnh tuy Vân đã già nhưng chí không già, vẫn đủ sức đủ dũng mãnh quyết tâm ra trận vì nhà Thục Hán.
Có thể nói Triệu Vân - Triệu Tử Long là một chiến binh vĩ đại trong lịch sử của Trung Quốc. Mặc dù con đường quan lộ của ông không được nở rộ nhưng chúng ta không thể phủ nhận tài năng xuất chúng của ông cũng như lòng trung thành của Triệu Vân đối với quân chủ nhà Thục Hán. Ông chính là đại diện tiêu biểu của vĩ tướng toàn tài của thời Tam Quốc.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bí mật đáng sợ sau khi voi già chết: Nếu con người chạm vào sẽ gây ra cảnh tượng kinh hoàng?
200 năm sau khi bị chôn nhầm vì ngất xỉu lúc sinh con, cảnh tượng bên trong quan tài của người phụ nữ khiến hậu thế bàng hoàng
Các nhà khoa học tiết lộ bí mật gây 'sốc' về con người sau khi chết: Chết có thực sự là hết?
Chuyện sốc giới khoa học: Hồi sinh loài chim đã tuyệt chủng từ 3 thế kỷ trước! Giải mã phương pháp bí ẩn đằng sau!
Loài 'sói đầu lừa' đã tuyệt chủng 500.000 năm bỗng xuất hiện, giới khoa học bàng hoàng khi giải mã được
Chỉ ở Việt Nam mới có 3 loài động vật quý hiếm nằm trong sách đỏ này! Sở hữu bộ gen 'độc nhất vô nhị' cần được bảo tồn