Tam Quốc diễn nghĩa: Cam Ninh và Thái Sử Từ, ai mới là đệ nhất mãnh tướng Đông Ngô?
Tứ đại quân sư hàng đầu Tam Quốc: Gia Cát Lượng chỉ đứng thứ 2, đáng tiếc nhất là người cuối cùng / Bí ẩn lăng mộ từng bị Tào Tháo đột nhập: 72 con thuyền mới chở hết vàng bạc, châu báu!
Từng sở hữu nhiều danh tướng nổi tiếng thời Tam Quốc như Chu Du, Thái Sử Tử, Cam Ninh, Lã Mông… có thể nói tập đoàn chính trị Đông Ngô vốn là thế lực chẳng thiếu mãnh tướng.
Theo quan điểm của QQNews (Trung Quốc), nếu chỉ dựa trên nội dung của "Tam Quốc diễn nghĩa" nói riêng, tờ báo này cho rằng hai mãnh tướng nổi bật nhất trong thời kỳ đầu gây dựng Đông Ngô chính là Thái Sử Từ và Cam Ninh.
Mặc dù đều là hai viên hổ tướng hàng đầu và cùng sở hữu nhiều cống hiến trọng yếu đối với sự thành lập của cơ nghiệp họ Tôn ở Giang Đông, thế nhưng giữa Thái Sử Từ và Cam Ninh, ai mới thực sự xứng với danh hiệu đệ nhất mãnh tướng Đông Ngô?
Muốn tìm được đáp án cho câu hỏi nói trên, trước tiên cần nhìn lại những chiến tích trong sự nghiệp chiến đấu của hai mãnh tướng cốt cán này.
Điểm lại những chiến tích nổi bật của Cam Ninh và Thái Sử Từ trong "Tam Quốc diễn nghĩa"
Hình tượng nhân vật Thái Sử Từ được tái hiện trên phim truyền hình. (Ảnh: Nguồn Internet).
Thái Sử Từ (166-206), là mãnh tướng của Đông Ngô trong thời kỳ đầu, vốn là thuộc hạ của Lưu Do và đi theo Tôn Sách trong quá trình ông gây dựng sự nghiệp ở Giang Đông.
Nhờ sở hữu võ lực xuất chúng, Thái Sử Từ nhanh chóng nhận được sự tin tưởng và tín nhiệm của Tôn Sách.
Chiến tích nổi bật nhất trong cuộc đời của nhân vật này chính là trận đại chiến ba trăm hiệp giữa ông và Tiểu bá vương võ lực xuất chúng Tôn Sách.
Dù vậy, Thái Sử Từ có thể một mình so chiêu với vị Tiểu bá vương này tới vài trăm hiệp vẫn bất phân thắng bại. Từ đó có thể thấy giá trị võ lực không thể coi thường của nhân vật này.
Năm xưa, Khổng Dung trấn thủ ở quận Bắc Hải bị quân Khăn Vàng bao vây, cũng chính Thái Sử Từ đã chủ động đi đưa thư cứu viện, cuối cùng vượt được vòng vây và kịp thời gặp Lưu Bị xin viện binh tới ứng cứu.
Theo tình tiết của "Tam Quốc diễn nghĩa", tới trận chiến ở Hợp Phì sau này, Thái Sử Từ khi theo Tôn Quyền xuất chinh đã đại chiến cùng danh tướng Trương Liêu của Tào Ngụy tới bảy, tám mươi hiệp vẫn khó phân cao thấp.
Có thể cùng hai viên đại tướng nổi danh đương thời giao thủ, hơn nữa lại đánh tới khó phân thắng bại. Điều này đã phần nào chứng minh cho thực lực phi phàm của viên mãnh tướng họ Thái.
Ảnh minh họa: Nguồn Internet.
Về phần Cam Ninh, ông vốn là bộ tướng dưới quyền Lưu Biểu và sau này quy thuận Đông Ngô.
Sau đó vài năm, Cam Ninh cũng lập được không ít công lao và nhận được sự tín nhiệm từ những người đứng đầu của gia tộc họ Tôn.
Luận về chiến tích, Cam Ninh vốn không hề thua kém Thái Sử Từ. Ông nổi danh với tài bắn tên siêu phàm, từng dùng một mũi tên để đoạt mạng đại tướng dưới quyền Tôn Sách là Lăng Thao.
Bởi vì cha ruột chết dưới tay Cam Ninh, con trai của Lăng Thao là Lăng Thống đã từng đấu tay đôi với viên tướng họ Cam khi ông về hàng Đông Ngô. Kết quả là trận đại chiến giữa họ diễn ra tới hơn 50 hiệp vẫn bất phân thắng bại.
Trong trận đại chiến Xích Bích, chiến tích của Cam Ninh cũng vô cùng xuất sắc, thậm chí còn có ý kiến cho rằng công lao của ông còn lấn át cả oai phong của lão tướng Hoàng Cái.
Bấy giờ, Cam Ninh được xem như tướng tiên phong của Đông Ngô, vừa mở màn đã chém chết đại tướng Sái Trung của quân Tào. Sau một màn này, hai viên tướng địch khác là Mã Diên và Trương Khải cùng xông tới, nhưng đều vong mạng dưới tay của mãnh tướng họ Cam.
Liên tiếp hạ gục 3 viên tướng Tào, tên tuổi của Cam Ninh khi ấy đã khiến cho các tướng lĩnh khác trong trận doanh của Tào Tháo đều sợ tái mặt, thậm chí còn cố ý tránh giao chiến với ông khi ra chiến trường.
Cam Ninh đã từng là cái tên ám ảnh đối với các tướng lĩnh dưới trướng Tào Tháo trong trận đại chiến Xích Bích. (Ảnh minh họa: Nguồn Internet).
Bên cạnh trận Xích Bích, Cam Ninh cũng từng theo Tôn Quyền tấn công Hợp Phì. Tại chiến trường ở Uyển Thành, quân Ngô bị quân Tào đánh trả dữ dội.
Dưới tình huống ấy, Cam Ninh đã xông pha tên đạn, nhảy lên mặt thành, giết chết đại tướng Chu Quang của quân địch, từ đó giúp quân Ngô phá được cửa thành.
Chưa dừng lại ở đó, viên tướng họ Cam lúc sinh thời còn từng hạ gục Nhạc Tiến – một trong những danh tướng khét tiếng nhất của Tào Tháo.
Trong trận Hợp Phì, Cam Ninh đã bắn tên trúng Nhạc Tiến khiến viên hổ tướng Tào Ngụy ấy bị thương, đồng thời cũng cứu được Lăng Thống một mạng.
Giữa Cam Ninh và Thái Sử Từ, ai mới được xem là người "trên cơ"
Tranh minh họa: Nguồn Internet.
Nhìn lại những chiến tích nói trên, không khó để nhận thấy cả Cam Ninh và Thái Sử Từ đều từng có những trận đọ sức tay đôi nổi bật trong "Tam Quốc diễn nghĩa" với đối thủ là các danh tướng khét tiếng nổi tiếng thời bấy giờ.
Tuy nhiên theo quan điểm của QQ News, có thể thấy tác giả La Quán Trung vẫn có phần ưu ái cho Thái Sử Từ hơn so với Cam Ninh về mặt thứ hạng.
Tờ báo này cũng cho rằng, sự sắp xếp nói trên vốn bị ý đồ của tác giả chi phối, còn nếu đánh giá khách quan dựa trên chiến công thực sự thì võ lực của Cam Ninh mạnh hơn Thái Sử Từ.
Theo đó, Thái Sử Từ năm xưa mặc dù từng đại chiến cùng Tôn Sách, Trương Liêu, thế nhưng kết quả đều là bất phân thắng bại. Trong khi đó, Cam Ninh từng đánh bại không ít danh tướng, mà nổi bật chính là Nhạc Tiến.
Trong trận doanh Tào Ngụy, Trương Liêu và Nhạc Tiến đều được xếp vào hàng "ngũ hổ lương tướng". Tuy nhiên Thái Sử Từ không đánh bại được Trương Liêu, còn Cam Ninh thì chỉ dùng một mũi tên đã khiến Nhạc Tiến phải rút lui.
Điều này đã thể hiện rằng, Cam Ninh vẫn có thể xem là người "trên cơ" nếu so với Thái Sử Từ.
Bên cạnh đó, Thái Sử Từ mặc dù có công nhưng cũng không có được nhiều chiến tích và danh tiếng vượt trội như Cam Ninh.
Bởi vậy nếu xét trên phương diện võ lực, QQ News đã đưa ra một nhận định tổng quát: Giữa Thái Sử Từ và Cam Ninh, viên tướng họ Cam có thể xem là nhân vật xứng đáng có được danh hiệu đệ nhất mãnh tướng Đông Ngô một thời.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ