Chỉ bằng một hành động nhỏ, loài ong đã khiến giới khoa học phải ngỡ ngàng vì sở hữu IQ cao
Ong bắp cày sát thủ trở thành mối đe dọa gây chết người mới nhất ở Mỹ / Giải mã bí ẩn sinh học của ong mật Nam Phi
Chỉ bằng hành động nhỏ, loài ong khiến giới khoa học ngỡ ngàng vì IQ cao |
Cũng như nhiều loài sinh vật khác trong tự nhiên, ong cần chất dinh dưỡng để tồn tại và phát triển. Để đáp ứng nhu cầu đó, ong ăn phấn hoa, mật hoa từ cây cối.
Do vậy, nguồn thức ăn của ong phần lớn phụ thuộc vào mùa nở hoa. Khi cây cối nở nhiều hoa, thường vào mùa xuân, ong sẽ phát triển nhanh hơn, trong khi mùa đông tới, số lượng ong giảm do nguồn thức ăn giảm.
Tuy nhiên, ít ai biết rằng, một số loài ong vô cùng thông minh khi tìm cách thúc ép hoa nở sớm để chúng không bị đói. Phát hiện mới của các nhà khoa học từ Thụy Sĩ về hành vi thông minh của loài ong nghệ khiến mọi người kinh ngạc.
Cụ thể, loài ong nghệ đã cắn gặm lá cây chưa ra hoa với mục đích kích thích cây ra hoa sớm. Kết quả ghi lại cho thấy hành động nhỏ này khiến thực vật ra hoa sớm tới hơn 30 ngày so với bình thường.
Ong nghệ cắn lá cây thúc đẩy hoa ra sớm có lợi cho ong |
Theo tờ Unilad, những bông hoa nở sớm, giúp ong lấy được chất dinh dưỡng cần thiết trong mùa hè. Tất nhiên nếu cây đã ra hoa, phấn hoa sẵn có, ong nghệ sẽ không thực hiện hành động cắn lá này.
Ong nghệ là những loài côn trùng có tổ chức xã hội, điểm đặc trưng của chúng là lông màu đen và vàng thường tạo thành dải. Tuy nhiên, một số loài cơ thể có màu cam hoặc đỏ, hoặc cơ thể đen hoàn toàn. Các tổ ong nghệ thường nhỏ hơn của ong mật, có tổ chỉ khoảng 50 con.
Foteini G. Pashalidou, tác giả chính nghiên cứu cho biết ông cùng cộng sự đã trồng nhiều cây cà chua, cây mù tạt đen trong lồng lưới lớn và thả đàn ong nghệ đói ăn để quan sát.
Sau đó, họ lấy ra một vài cây có khoảng 5-10 vết cắn của ong nghệ. Sau thời gian quan sát, những vết cắn thực sự tác động khiến cây mù tạt đen ra hoa sớm hơn 2 tuần và cây cà chua ra hoa sớm tận 1 tháng so với dự kiến.
Nghiên cứu cũng cho thấy, những con ong nghệ sau khi no say thức ăn chúng sẽ không có hành vi cắn lá cây nữa.
Để đảm bảo kết quả không chỉ xuất hiện trong các điều kiện thí nghiệm, nhóm nghiên cứu đã đưa ong nghệ sống trên sân thượng ở tòa nhà ở Zurich, Thụy Sĩ từ tháng 3/2018 cùng với nhiều cây trồng chưa nở hoa.
Những con ong có thể sẽ bay đi nơi khác để kiếm ăn nhưng trước đó chúng vẫn để lại nhiều vết cắn trên cây trồng ở sân thượng.
Tiến sĩ Mark Mescher, đồng tác giả nghiên cứu cho biết: "Những kết quả mà nghiên cứu phát hiện ra đều phù hợp với ý tưởng rằng ong nghệ cắn phá cây để thúc đẩy cây ra hoa sớm, mang lại lợi ích cho bản thân loài".
Điều thú vị hơn là khi các nhà khoa học sao chép các vết cắn như ong nghệ gây ra cho các thực vật không nở hoa nhưng không nhận lại kết quả tốt như khi ong nghệ tự thực hiện hành vi.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách
Bộ tộc người bí ẩn nằm sâu trong rừng, không mặc quần áo, biệt lập hoàn toàn với văn minh loài người
CLIP: Sóc nhỏ "chơi khăm" linh miêu và cái kết đầy bi thảm
Người ngoài hành tinh đang cố gắng liên lạc với Trái Đất? Tín hiệu đã truyền đi 8 tỷ năm qua không gian là gì?