Khám phá

Chiếc đuôi dài giúp khủng long hai chân Coelophysis... chạy nhanh hơn

Theo các nhà khoa học, khủng long hai chân có thể đã vung đuôi khi chạy, giống như con người vung tay khi đi bộ hoặc chạy.

Tìm thấy báu vật trong hóa thạch phân khủng long / Trung Quốc lần đầu tiên phát hiện hóa thạch khủng long khổng lồ

Cho đến nay, người ta vẫn tin rằng, khủng long hai chân Coelophysis có chiếc đuôi dài để đối trọng với trọng lượng của đầu và đuôi chỉ đơn thuần là phần mở rộng của khung xương chậu. Tuy nhiên, hiện đã xuất hiện quan điểm rằng, khủng long Coelophysis vung đuôi làm giảm nỗ lực cơ bắp cần thiết để đẩy có thể về phía trước, qua đó giúp chúng có thể chạy nhanh hơn.

Coelophysis bauri là loài khủng long nhỏ, ăn thịt, dựa vào tốc độ và sự nhanh nhẹn để bắt con mồi. Các nhà khoa học tại Đại học Harvard đã lập mô hình chuyển động của khủng long hai chân Coelophysis dưới dạng mô hình 3D. Để hiểu rõ hơn về cách Coelophysis bauri di chuyển dựa trên đặc điểm sinh lý cơ thể của nó, ông Peter Bishop tại Bảo tàng Động vật học so sánh của Harvard, Mỹ và các đồng nghiệp đã tạo ra mô hình 3D mô phỏng bằng cách quét CT xương khủng long và các mô hình kỹ thuật số về cách các khớp xương kết nối với nhau.

Điều quan trọng là mô phỏng này cho phép họ dự đoán kiểu chuyển động nào sẽ tối đa hóa các mục tiêu nhất định, chẳng hạn như để chạy nhanh hơn, tác động của việc thay đổi hoặc loại bỏ một số bộ phận cơ thể như đuôi. Các mô phỏng bất ngờ tiết lộ rằng, khủng long hai chân đã thực hiện những chuyển động rõ rệt với sự kết hợp giữa cổ và chiếc đuôi dài nặng nề khi nó di chuyển.

Hành động này không giống như một con chó vẫy đuôi khi bị kích thích. Đây chỉ là một cái vung đuôi, nhưng nó diễn ra trong thời gian rất chính xác đồng thời với thời điểm khủng long tiến, lùi hay xoay chân”, ông Bishop cho biết. “Giống như con người vung tay khi đi bộ hoặc chạy, chúng tôi nghĩ rằng, đó là cách khủng long giữ thăng bằng và đối trọng trong chuyển động giữa các bộ phận cơ thể khác nhau”.

Chiếc đuôi dài giúp khủng long hai chân Coelophysis... chạy nhanh hơn - Ảnh 1.
Mô hình chuyển động của khủng long hai chân Coelophysis dưới dạng mô hình 3D. (Ảnh: The Guardian)

Nhóm nghiên cứu cũng xem xét tác động của việc "cắt bỏ" đuôi. Kết quả là con khủng long trong mô phỏng phải sử dụng nhiều cơ bắp hơn 18% khi nó di chuyển. Điều này cho thấy, chiếc đuôi có thể giúp Coelophysis giảm tiêu hao năng lượng, đây cũng là một trong những lý do khiến con người vung tay khi đi bộ hoặc chạy.

Ông Bishop nói: "Khi chúng tôi loại bỏ đuôi, con khủng long phải vẫy hông để bù lại phần đuôi bị mất".

Ông Bishop tin rằng, phát hiện này chỉ ra cách các loài khủng long hai chân khác, bao gồm cả những loại có kích thước khổng lồ như khủng long bạo chúa Tyrannosaurus rex, di chuyển: "Các mô phỏng này giúp chúng tôi hiểu rõ hơn về những con khủng long khi là còn động vật sống, cho phép chúng tôi có được sự hiểu biết sâu sắc hơn về quá trình sống của chúng".

Bên cạnh đó, việc hiểu được cơ chế hoạt động của các bộ phận cơ thể của loài động vật đã tuyệt chủng độc đáo này cũng có thể cung cấp nguồn cảm hứng cho việc chế tạo các loại robot mới và hiệu quả hơn.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm