‘Chiến thần’ đất Việt giỏi hơn cả Triệu Vân của Tam Quốc có bố vợ là tướng quân vĩ đại bậc nhất lịch sử
3 nhân vật khiến Tào Tháo ớn lạnh khi nghe tên: Đều có 1 điểm chung bí ẩn, Lưu Bị và Tôn Sách ‘không có cửa’ / Danh tướng chịu tiếng oan nhất Tam Quốc: Đánh bại Quan Vũ nhưng bị La Quán Trung bôi nhọ, cái chết đầy bí ẩn
Triều đại nhà Trần là một trong những triều đại phát triển rực rỡ của phong kiến Việt Nam. Lúc bấy giờ, hào khí Đông A nhà Trần có được vang danh cả khu vực. Cũng trong thời đại này, nước ta có rất nhiều tướng tài xuất hiện. Một trong những cái tên đặc biệt không thể không nhắc đến là Phạm Ngũ Lão (1255 – 1320).
Nếu trong Tam Quốc có Triệu Vân nổi danh chưa từng bại trận khi độc chiến thì Phạm Ngũ Lão cũng có thành tích tương tự. Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai (1285), vị tướng này cùng Trần Quang Khải tiến đánh Chương Dương, Hàm Tử, diệt quân Nguyên ở Thăng Long. Về sau ông còn đánh địch tại Vạn Kiếp, chặn đường rút của chúng ở biên giới phía Bắc.
Đến cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ ba (1287 – 1288), Phạm Ngũ Lão cùng các vị tướng khác đã chặn đứng đường rút của giặc ở sông Bạch Đằng, truy đuổi con trai Hốt Tất Liệt – Thoát Hoan. Lần đó, Thoát Hoan phải trà trộn vào tàn quân mới về nước được, không bao giờ dám bén mảng đến Đại Việt nữa.
Đâu chỉ vậy, Phạm Ngũ Lão còn 3 lần đưa quân đi đánh quân Ai Lao, 2 lần Nam chinh đánh bại quân Chiêm Thành. Dựa trên các tài liệu lịch sử, trong sự nghiệp cầm quân của mình, Phạm Ngũ Lão chưa từng thất bại. Thành tích này của ông xét ra còn hơn cả Triệu Vân của Tam Quốc Diễn Nghĩa.
Phạm Ngũ Lão là minh chứng cho việc dù xuất thân tầng lớp nào nhưng có tài năng và đức độ sẽ được trọng dụng. Ông vốn là một nông dân nghèo ở huyện Đường Hào, tỉnh Hải Dương (nay thuộc xã Phù Ủng, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên). Ông là cháu 8 đời của tướng Phạm Hạp thời nhà Đinh. Dù hoàn cảnh khó khăn nhưng Phạm Ngũ Lão từ nhỏ đã cho thấy chí khí hơn người, tính cách khẳng khái.
Một lần Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đi qua đất Phù Ủng, bắt gặp một anh chàng ngồi đan sọt giữa đường. Lúc này, quân lính đến dẹp đường anh chàng vẫn không xê dịch. Họ dùng giáo xuyên cả đùi cũng chẳng thấy người này phản ứng gì. Chàng trai đó chính là Phạm Ngũ Lão đang mải nghĩ về cuốn binh thư đọc dở.
Trần Hưng Đạo sau đó cho người đắp vết thương cho chàng trai rồi hỏi dò chuyện giặc Nguyên Mông sắp đánh Đại Việt. Phạm Ngũ Lão trả lời rành mạch, khiến vị tướng này ấn tượng và chiêu mộ về dưới trướng mình.
Đến kinh thành, Phạm Ngũ Lão được trao cho chức cai quản quân Cấm vệ. Nhờ có khả năng võ thuật thượng thừa, chẳng mấy chốc ông đã thu phục được những người lính Cấm vệ, được họ kính trọng.
Trần Hưng Đạo vô cùng quý mến vị tướng tài này. Thậm chí ông còn gả con gái cho Phạm Ngũ Lão. Thời đó, để khiến mọi chuyện thuận tình hợp lý, Hưng Đạo Vương đã giáng con gái Anh Nguyên xuống làm con nuôi rồi mới cho cả hai kết hôn.
Năm 1320, Phạm Ngũ Lão qua đời ở tuổi 66. Bấy giờ vua Trần Minh Tông đau buồn nghỉ chầu 5 ngày. Triều đình nhà Nguyễn truy tặng cho vị tướng tài danh hiệu Điện súy Thượng tướng công chỉ huy quân cấm vệ, bảo vệ kinh thành Thăng Long và ban cho Quy phù, Hổ phù, Vân phù.
Đền thờ Phạm Ngũ Lão được thành lập ngay trên nền nhà cũ của ông, nay là đền Phù Ủng. Ngoài ra, người dân kính mến vị tướng còn lập đền thờ ông ở nhiều nơi trên cả nước. Tên của Phạm Ngũ Lão cũng được chọn đặt cho nhiều địa danh, công trình nổi tiếng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ở Việt Nam có một bộ tộc bí ẩn: Không mặc quần áo, dùng 'phép thuật' để tránh thai
Việt Nam có kho báu lớn gấp 8 lần Trung Quốc, 9 lần Ấn Độ, 290 lần Mỹ - là kho báu gì?
Tiết lộ về phong tục của bộ lạc nguyên thủy ở châu Phi: Phụ nữ không bao giờ mặc áo, cả đời không tắm, đàn ông được lấy nhiều vợ
Vị tướng kém tiếng tiêu diệt con cháu của Gia Cát Lượng, Trương Phi: Nhận cái kết thê thảm bậc nhất Tam Quốc
Khi bị đánh vì mắc lỗi, con chó không phản kháng, lý do đằng sau sẽ khiến bạn suy ngẫm
Bí ẩn nơi chôn cất Gia Cát Lượng: Gần 2.000 năm không ai tìm được, chuyên gia ớn lạnh khi khai quật lăng mộ