Kỳ tài uy danh bậc nhất Tam Quốc là họ hàng Gia Cát Lượng, mắc 1 sai lầm dẫn đến họa tru di tam tộc
3 nhân vật khiến Tào Tháo ớn lạnh khi nghe tên: Đều có 1 điểm chung bí ẩn, Lưu Bị và Tôn Sách ‘không có cửa’ / Quân sư giỏi nhất Tam Quốc: Mưu trí hơn Khổng Minh nhưng bị La Quán Trung ‘dìm hàng’, Quan Vũ khinh thường
Gia Cát Lượng có một người cháu gọi ông là chú cực kì thông minh, tài giỏi tên là Gia Cát Khác (203 - 253). Vị tướng này còn có một tên gọi khác là Nguyên Tốn, con trai công thần khai quốc Đông Ngô Gia Cát Cẩn, đảm nhiệm vị trí tướng lĩnh và phụ chính đại thần của Đông Ngô trong thời Tam Quốc.
Khi Tôn Quyền lập ra Đông Ngô, lên ngôi vương, Gia Cát Khác khi đó 20 tuổi được phong làm Kỵ đô uý. Ngô vương sau khi đưa con trai Tôn Đăng lên làm Thái tử đã chọn Gia Cát Khác là 1 trong 4 vị trọng thần đi theo phò tá Tôn Đăng. Trong bức thư Thái tử gửi cho Hồ Tông có nội dung nhận xét về bốn vị quân sư, Tôn Đăng khen ngợi Gia Cát Khác có tài trí hơn người, là bậc nhân tài hiếm có so với những người cùng trang lứa.
Dù Tôn Đăng "yểu mệnh" mất sớm, không thể đăng cơ nhưng Gia Cát Khác vẫn được Tôn Quyền cực kì trọng dụng. Ông là người có tầm nhìn xa, dụng binh giỏi. Gia Cát Khác từng đi ngược ý kiến của nhiều trọng thần và cha ruột của mình và thành công giúp Tôn Quyền nắm quyền kiểm soát Đan Dương hoàn toàn vào năm 237. Khi quân Ngụy đem 7 vạn người do Hồ Tôn, Gia Cát Diên chỉ huy đánh vào Đông Hưng, Gia Cát Khác chỉ với 4 vạn quân đã cứu viện Đông Hưng kịp thời, đáng cho quân Ngụy tan tành, đại bại. Nhờ chiến công này mà ông được phong làm Dương đô hầu, gia phong Kinh châu mục, Dương châu mục, thống lĩnh toàn quân. Tôn Quyền trước khi mất cũng để lại di mệnh chọn Gia Cát Khác làm phụ chính đại thần phò tá ấu chúa Tôn Lượng.
Dù tài giỏi hơn người nhưng Gia Cát Khác cũng không tránh khỏi việc mắc sai lầm. Bất chấp các đại thần can gián, ông vẫn quyết tâm đánh Ngụy dù thực lực Đông Ngô khi đó không đủ, dẫn đến thất bại thảm hại. Sau đó, Gia Cát Khác không lo dưỡng binh, bỏ bê khiến "quân sĩ bệnh tật, vứt qua đầy đường, có kẻ đâm đầu xuống hang hố, có kẻ lại bị bắt cướp, sống chết buồn giận, lớn nhỏ kêu than”, chỉ chăm chăm "đổi quân vệ, dùng người thân của mình, rồi lệnh sửa quân, muốn hướng đến miền Thanh Châu, Từ Châu". Chưa kể vết thương ở chiến trường khiến Gia Cát Khác buồn bực, dần dần tính xấu cũng lộ ra làm lòng quân căm hận, Tôn Lượng cũng phật lòng, muốn tiêu diệt.
Nhân cơ hội này, Tôn Tuấn - một người trong hoàng tộc - đã cùng Tôn Lượng giả vờ mở tiệc rượu để lừa Gia Cát Khác đến, sau đó đích thân Tôn Tuấn hạ sát Gia Cát Khác khiến thủ hạ của ông trở tay không kịp. Kết cục là Gia Cát Khác và quân lính của mình máu chảy thành sông, không ai sống sót. Tôn Lượng thậm chí còn đuổi cùng giết tận, tru di tam tộc của Gia Cát Khác.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'