Chiều cao của 'nóc nhà thế giới' Everest đã thay đổi
UFO đột nhiên xuất hiện ở núi Everest khiến khoa học đau đầu tìm hiểu / 'Tắc đường' lên đỉnh Everest, người leo núi đối mặt tử thần
Vào hôm 8/12/2020, giới chức Nepal và Trung Quốc đã công bố độ cao mới chính thức của đỉnh Everest là 8.848,86 m (khoảng 29 032 feet) so với mực nước biển. Độ cao mới này chênh gần 1m so với độ cao chính thức được công bố trước đó là 8.848 m. Cuộc họp báo được diễn ra trực tuyến với sự tham gia của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nepal, ông Pradeep Kumar Gyawali và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Vương Nghị vào hôm nay, 8/12/2020.
Everest được người Nepal gọi là Sagarmatha, nghĩa là "Tán trời", còn người Tây Tạng gọi đó là Chomolangma, nghĩa là "Thánh mẫu vũ trụ". Trong nhiều năm qua, Chính phủ Trung Quốc và Nepal cũng như nhiều quốc gia khác đã đưa ra các ước tính khác nhau về chiều cao của đỉnh núi này dẫn đến các tranh cãi xung quanh chiều cao thực sự của "nóc nhà thế giới".
Ông Susheel Dangol, Phó Tổng giám đốc Sở Khảo sát Nepal, chia sẻ sau khi giới chức hai quốc gia cùng công bố độ cao mới của đỉnh Everest: "Dự án đo đạc chiều cao Everest là niềm tự hào quốc gia và là một cam kết có uy tín đối với Chính phủ Nepal. Tôi cảm thấy rất tự hào vì cuối cùng cũng hoàn thành sứ mệnh cao cả này".
Nằm giữa biên giới hai nước Nepal và Trung Quốc, "nóc nhà thế giới" Everest được xác định cao 8.848 m so với mực nước biển vào năm 2007. Tuy nhiên, độ cao của Everest đã giảm xuống 2,4cm sau trận động đất xảy ra tại Nepal vào ngày 25/4/2015 và đã dịch chuyển khoảng 3cm về phía Tây nam. Mặc dù là nơi có khí hậu khắc nghiệt, Everest vẫn thu hút nhiều khách du lịch và các nhà thám hiểm đến chinh phục hàng năm.
Vào năm 2005, một cuộc khảo sát từ các nhà khoa học Trung Quốc đã xác định chiều cao của đỉnh Everest khoảng 8.844m (khoảng 29 015 feet). Tuy nhiên, vì cuộc nghiên cứu được tiến hành không có sự đồng ý từ chính quyền Nepal, quốc gia này đã không công nhận kết quả trên. Vào thời điểm đó, Nepal đang sử dụng số liệu 8.848 m (29 029 feet). Số liệu này trùng với số liệu từ một cuộc khảo sát của Ấn Độ vào năm 1955.
Sau đó vào năm 2015, nhiều nhà khoa học cho rằng độ cao của "nóc nhà" Everest có thể đã thay đổi sau một trận động đất 7,8 độ richter xảy ra tại Nepal vào cùng thời điểm. 2 năm sau, vào năm 2017, Chính phủ Nepal lần đầu tiên khởi xướng công trình đo lại độ cao chính xác của đỉnh Everest. Trong chuyến thăm Nepal vào tháng 10/2019 của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, cả hai nước đã nhất trí cùng tiến hành đo đạc và Trung Quốc sẽ đo từ sườn núi Tây Tạng.
Đây cũng là lần đầu tiên Nepal tiến hành đo đạt chiều cao của "nóc nhà thế giới". Trước đó, quốc gia này sử dụng số liệu của Cục Khảo sát Ấn Độ đo vào năm 1955.
Độ cao chính thức mới được tính toán bằng cách kết hợp dữ liệu trắc địa từ 3 cơ chế: Thiết lập san lấp mặt bằng, máy đo trọng lực và thiết bị định vị GPS. Nhóm nghiên cứu đã đặt một máy thu tín hiệu tại mỗi trạm và đo thời gian để tín hiệu truyền giữa máy thu và vệ tinh - sau đó chuyển đổi phép đo đó thành độ cao.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Là chủ của Thiên Đình, tại sao Ngọc Hoàng lại sợ hãi đến trốn cả vào gầm bàn, phải nhờ cậy Phật Tổ Như Lai khi Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung?
Ai được xem là ‘nhà thơ của làng cảnh Việt Nam’ ? Có bài thơ người Việt nào cũng thuộc
Nhà thơ 'lười' nhất lịch sử: Cả đời chỉ sáng tác một bài hai câu thơ, được truyền muôn đời