Chính tổ tiên loài người đã góp phần đưa một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm lan ra toàn thế giới
Hành trình đau khổ hơn cái chết của các Thái giám thời phong kiến / Ảnh đẹp: Chó sói con tập hú
Trong lịch sử loài người đã từng ghi nhất khá nhiều loại bệnh kỳ lạ, và tất nhiên là cực kỳ nguy hiểm. Tuy nhiên, sự thực là một số loại bệnh trở nên nguy hiểm với tốc độ lây lan chóng mặt lại xuất phát từ chính con người. Trong số này bao gồm bệnh than - anthrax.
Bệnh than - Anthrax đã từng hoành hành trên thế giới
Bệnh than là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính nguy hiểm tính mạng do vi khuẩn B.acillusanthracis gây ra. Bào tử của mầm bệnh có thể tồn tại khoảng 10 năm trong đất. Con người và súc vật có thể dễ dàng bị nhiễm bệnh bằng việc hít phải bào tử vi khuẩn, ăn thức ăn bị nhiễm khuẩn hay tiếp xúc với mầm bệnh qua vết thương hở.
Ở người, bệnh than gây sốt cao, đúng hơn là rất cao - tới 41, 42 độ C, kèm các triệu chứng như chóng mặt, buồn nôn, khó thở... Vị trí nhiễm bệnh sưng đỏ, ngứa, rồi chuyển thành đỏ sẫm, đau đớn và rất ngứa. Nếu không có các biện pháp chữa trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
Một số tài liệu cổ của Trung Quốc ghi nhận bệnh than đã bùng phát cách đây hơn 5.000 năm. Virgil – một nhà thơ La mã cổ đại – đã miêu tả vi khuẩn bệnh than "hoành hành trong mạch máu của động vật, từ từ làm cơ thể chúng co quắp trước khi phân hủy gần như hoàn toàn xương cốt của chúng".
Còn theo nhiều nhà sử học, bệnh than bùng phát ở triều đại của các vị Pharaoh Ai Cập cổ đại, là thảm họa thứ 5 trong 10 thảm họa bí ẩn giáng xuống Ai Cập. Trong Kinh Thánh thậm chí cũng có nhắc đến đại dịch này.
Qua đó ta có thể thấy, căn bệnh này đã bùng phát ở nhiều nơi trên thế giới. Đây cũng chính là điều làm cho giới khoa học băn khoăn. Vi khuẩn bệnh than làm con người và súc vật chết trong vài ngày ngắn ngủi.
Điều đó có nghĩa rằng, nguồn bệnh không thể lan truyền đi xa, hay có thể nói dịch bệnh chỉ có thể xuất hiện trong một cộng đồng dân cư nhỏ. Bằng cách nào đó, căn bệnh "không thể tự lan truyền đi xa" này lại có mặt ở khắp nơi trên thế giới hàng nghìn năm về trước. Liệu tổ tiên chúng ta đã vô tình "gieo rắc" loại vi khuẩn độc hại này bằng cách nào đó?
Hoạt động của con người là nguyên nhân lan truyền bệnh than
Trong một nghiên cứu năm 2004, Talima Pearson cùng các đồng nghiệp phân loại thành công các chủng vi khuẩn B. anthracis thành 3 nhóm được đặt tên là A, B và C. Cả ba đều có chung một tổ tiên, nhưng tổ tiên của chúng ở đâu và xuất hiện vào thời gian nào vẫn là một bí ẩn.
Trong số này, vi khuẩn B. anthracis đã tiến hóa rất khác biệt so với tổ tiên của chúng. Trên thực tế. Nhóm A được tìm thấy trên tất cả các châu lục và là nguyên nhân của khoảng 85% ca nhiễm bệnh than trên toàn thế giới.
Dựa trên kết quả nghiên cứu, Pearson cho rằng chính các hoạt động của con người là nguyên nhân quan trọng nhất để lan truyền loại vi khuẩn nguy hiểm này.
Người tiền sử sinh tồn bằng việc săn, bắt, hái, lượm. Họ tìm xác chết của những con vật để lột da và dùng chúng làm quần áo. Nếu con vật đã chết vì bệnh than, trên da của chúng có thể tồn tại bào tử của mầm bệnh, và chúng ta thì tất nhiên là nhiễm bệnh.
Tổ tiên của chúng ta đã di cư khắp đại lục Á – Âu, mang theo mầm bệnh trên quần áo và vô tình mang chúng đi khắp thế giới. Về tính đa dạng, các nhà khoa học cho rằng, dạng nguyên thủy của vi khuẩn B. anthracis xuất hiện ở châu Phi.
Tuy nhiên, khí hậu ở đây ôn hòa hơn ở châu lục Á – Âu, Pearson cho rằng: "Con người có lẽ không cần phải mặc quần áo da thú để giữ ấm về đêm". Do đó, ở miền nam châu Phi vẫn tồn tại loại vi khuẩn B. anthracis nguyên thủy và phân bố nội địa.
Vi khuẩn bệnh than được lan truyền trên quần áo làm từ da thú bị nhiễm bệnh
Bệnh than cập bến châu Mỹ và không ngừng đa dạng hóa
Các dữ liệu cho thấy dạng nguyên thủy của vi khuẩn B. anthracis đã không xuất hiện ở miền tây bắc của châu lục này. Dạng tiến hóa được tìm thấy ở phía nam, gần Texas. Điều này cho thấy, bệnh than xuất hiện ở Mỹ từ Alaska và Canada, sau đó lan rộng về phía Nam và phía Đông.
Con đường lây truyền của vi khuẩn bệnh than ở châu Mỹ không phù hợp với con đường mà người châu Âu cập bến châu lục Mỹ (từ bờ biển phía đông), nhưng lại phù hợp với sự di cư của cư dân châu Mỹ bản địa 13.000 năm về trước.
Điều thú vị là, những cư dân đầu tiên đặt chân đến châu Mỹ lại chính là người Đông Bắc Á. Điều này có nghĩa là, trong kỉ nguyên nông nghiệp 10.000 năm về trước, tổ tiên của chúng ta đã mang bệnh than đi khắp đại lục Á – Âu và cập bến châu Mỹ.
Những cư dân châu Mỹ đầu tiên lại chính là người Đông Bắc Á
Năm 2007 các nhà nghiên cứu bao gồm cả Pearson đã cho ra một phân tích hoàn thiện nhất về lịch sử phát triển của vi khuẩn bệnh than. Nghiên cứu cho rằng nhóm A đã trải qua một sự phát triển đáng kinh ngạc trong khoảng từ 6500 – 3300 năm trước – thời kì Đồ Đồng và thương mại đường dài khắp châu lục Á - Âu.
Chính hoạt động thương mại, chăn nuôi và trao đổi hàng hoá đã tạo điều kiện hoàn hảo để vi khuẩn B. anthracis nhóm A có thể lan truyền và đa dạng hóa.
Một nghiên cứu năm 2000 cho rằng vi khuẩn nhóm A có khả năng thích nghi với nhiều môi trường hơn nhóm B và C. "Chúng có thể thích nghi nhanh trong bất kì môi trường đất nào có thể do một đột biến" – giáo sư Hugh-Jones đề xuất.
Mặc dù chưa có một kết luận dứt khoát nào cho thấy con người chính là tác nhân lan truyền toàn cầu của vi khuẩn B. anthracis, hay đặc biệt là nhóm A. Nhưng lịch sử đã cho đưa ra nhiều bằng chứng ủng hộ giả thiết trên.
Dù nói cách này hay cách khác, bệnh than đã xuất hiện khắp nơi không phải do bản thân chúng tự lây truyền, mà do tổ tiên của chúng ta đã mang nó đi khắp thế giới mà không hề hay biết.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Cảnh tượng kinh ngạc, cóc thoát chết ngoạn mục từ bụng rắn hổ mang
CLIP: Nai sừng tấm dũng cảm chiến đấu bảo vệ con trước bầy sói, kết thúc đầy cảm động
CLIP: Ngựa vằn bỏ mạng khi chạm trán bầy cá sấu hung dữ trong cuộc vượt sông
Lăng Tần Thủy Hoàng không ai dám đào bới bí ẩn ẩn chứa bên trong, nhìn ảnh vệ tinh lại phải 'than trời' cho trí tuệ của người xưa
Nguyên liệu xi măng là gì và tại sao nó cứng lại khi thêm nước? Nó bắt đầu được sử dụng khi nào?
Kỳ dị dịch vụ ‘dùng thử quan tài’, du khách nườm nượp kéo nhau đến trải nghiệm