Khám phá

Võ Tòng: Đập vỡ đầu hổ nhẹ như đánh gà

Câu chuyện Võ Tòng đả hổ trên đồi Cảnh Dương ra sao vẫn còn là một bí ẩn.

Võ Tòng đả hổ và 6 lần "cầu chết" trước khi lên Lương Sơn / 2 cao thủ mạnh nhất Thủy Hử, dù ít được biết đến nhưng vẫn "ăn đứt" Võ Tòng, Lỗ Trí Thâm

Võ Tòng, ngoại hiệu Hành giả, là một trong 108 anh hùng Lương Sơn Bạc trong Thủy Hử. Võ Tòng cũng xuất hiện trong Kim Bình Mai - một tác phẩm dựa trên câu chuyện của Thủy Hử và một số tác phẩm khác. Võ Tòng là người chính trực ngay thẳng, "đầu đội trời chân đạp đất", một con người dám làm, dám chịu là 1 trong những người được yêu mến nhất trong Thủy Hử. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về cuộc đời của Võ Tòng.

Trong dân gian, nhắc đến Võ Tòng là người ta nghĩ đến 1 nhân vật dũng mãnh cũng vì câu chuyện "Võ Tòng đả hổ" (Võ Tòng đánh hổ) nổi tiếng.

Võ Tòng Thủy Hử: Đập vỡ đầu hổ nhẹ như đánh gà - 1

Võ Tòng đả hổ trên đồi Cảnh Dương

Chuyện như sau: Trên đường về quê thăm anh, khi đi ngang qua huyện Dương Cốc nay là thành phố Liễu Thành, ông ghé vào một tửu quán, bên ngoài ghi là "Uống 3 chén không nên qua đồi".

Võ Tòng là một người mê rượu, thấy dòng chữ này rất khó chịu, hỏi tại sao thì chủ quán kể có chuyện con hổ thành tinh chuyên ăn thịt người trên đồi Cảnh Dương, ai uống quá say không nên đi qua đó. Võ Tòng nghe vậy rất phẫn nộ, uống một mạch hết rượu trong quán.

Theo lời kể, ông đang trong cơn say, một mình cầm gậy lên đồi tìm hổ. Sớm hôm sau gặp hổ, ông cầm gậy vờn với mãnh thú tới tối. Đến lúc trời chạng vạng sáng, sau khi dùng nhiều mưu kế mà không được, ông vứt gậy, một tay nhấn đầu hổ xuống đất, một tay đấm, con hổ bể đầu chết tươi.

Nhờ chuyện này Võ Tòng được huyện lệnh của vùng phong chức Đô đầu. Trong những cuốn sách như Chiết giang chí, Hàng Châu phủ chí hay Lâm An huyện chí đều có thể tìm thấy những ghi chép liên quan tới cuộc đời của Võ Tòng.

Điều đáng nói là câu chuyện của Võ Tòng được nhắc tới trong các tài liệu này khác khá nhiều so với những gì được kể trong tiểu thuyết Thủy Hử. Theo sử tích khác thì Võ Tòng lại được mô tả là người khác hoàn toàn. Như “Lâm An huyện chí”, “Tây Hô đại quan”... Võ Tòng giết quan "Sái Hổ" nên được gọi là người hùng đánh hổ.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm