Choáng ngợp với tuyệt tác quần thể pháo đài của vương quốc cổ đại
‘Võ sĩ hươu cao cổ thượng đài’, hạ knock-out đối thủ bằng pha ra đòn cực kỳ đẹp mắt / Cây độc: Ngoắt nghẻo - loài hoa đẹp trong “hồ sơ thần chết” ở Việt Nam
Pháo đài cổ 2.000 năm của người Dacia là hệ thống phòng thủ chiến lược bảo vệ vương quốc Dacia trước sự đe dọa từ đế chế La Mã.Pháo đài này là tên gọi một quần thể các pháo đài của vương quốc Dacia cổ đại trên dãy núi Orăştie của Romania, ghi nhận trên Kiến Thức.
Các pháo đài này là cốt lõi của hệ thống phòng thủ chiến lược được người Dacia xây dựng trên một vùng núi cao khoảng 1.200m nhằm bảo vệ vương quốc trước sự đe dọa từ đế chế La Mã. Hệ thống phòng thủ này gồm 6 pháo đài chính án ngữ ở các điểm cao trọng yếu như pháo đài Sarmisegetuza, pháo đài Blidaru, pháo đài Căpâlna...
Pháo đài cổ này nằm trên trên dãy núi Orăştie của Romania
Trong đó, nổi tiếng nhất là Pháo đài Sarmisegetuza bởi đây từng là trung tâm chính trị, tôn giáo và quân sự của nhà nước Dacia cổ đại, nơi có dinh thự của các vua chúa Daia, trong đó có Hoàng đế cuối cùng Desebal. Giữa năm 2012, sau nhiều năm tiến hành nghiên cứu và khai quật, các nhà khảo cổ Romania xác định dấu vết của một thành phố cổ được bảo vệ bởi các pháo đài ở dãy núi Orăştie.
Thành phố này nằm sâu dưới lòng đất trên một diện tích 200km2, với nhiều công trình lớn nối với nhau bằng các đường hầm và lối đi bí mật. Ước tính thành phố cổ này có niên đại tương đương với giai đoạn hưng thịnh của đế chế La Mã, khoảng đầu thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên.
Đây là cốt lõi của hệ thống phòng thủ chiến lược của người Dacia
Thành phố này đã bị quân đội La Mã san bằng sau khi vua Dacia bại trận và tự sát vào năm 105 sau Công nguyên. Năm 1999, UNESCO đã công nhận quần thể các pháo đài của người Dacia trên dãy núi Orăştie là di sản văn hóa thế giới.
Tại Siberia cũng tồn tạipháo đài cổ 1.300 năm tuổi. Pháo đài được xây dựng 1.300 năm trước đây và rộng 3,5 ha. Các nhà sử học và khoa học vẫn tranh cãi về mục đích sử dụng của pháo đài này. Một số nhà nghiên cứu tin rằng Por-Bajin được xây dựng để làm cung điện mùa hè, tu viện hay một đài quan sát thiên văn, theo Người Lao Động.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Hủ tục lạnh người, 'chôn sống' cha mẹ già khi ngoài 60 tuổi: Con cái xây mộ sẵn, mỗi ngày đi đưa cơm mang một viên gạch để lấp
Bạn có biết loại cây duy nhất này chỉ Việt Nam mới có, chưa từng xuất hiện trên thế giới
Lăng mộ thờ tổ đồ sộ bậc nhất Việt Nam ở làng tỷ phú: Cao 41m, mất tới 9 năm xây dựng
CLIP: Người đàn ông dùng võ thuật đối đầu với chó Ngao Tây Tạng và cái kết bất ngờ
Việt Nam có một loài cá 'quý như vàng', xếp vào hàng những loại cá đắt đỏ nhất thế giới, có bộ phận bán giá gần 2 tỷ
Tre không phải loài cây, gọi là gì?