Chồn Pekan, nhìn giống như một con chuột nhưng lại có thể hạ sát được cả linh miêu Bắc Mỹ
Vùng núi thiêng 1000 năm không có bóng phụ nữ, trẻ em và động vật giống cái / Những pha mắc kẹt siêu hài hước của động vật vì trót "nghịch dại"
Nhắc đến loài vật hung dữ nhất, nhiều người sẽ nói rằng đó là loài lửng mật ong, dám đánh nhau với báo hoa mai, thách thức cả đàn sư tử, ăn thịt rắn độc, và dù có nhỏ con nhưng lại có sức chiến đấu thật đáng kinh ngạc. Nhưng điều mà nhiều người không biết là trong số các loài thuộc họ chồn, lửng mật thực sự không phải là loài mạnh nhất. Màn biểu diễn dũng mãnh của lửng mật chủ yếu là trấn áp rắn độc, rắn hổ mang. Còn đối với các loài ăn thịt khác, nó chỉ có thể chống trả theo dạng "Chí Phèo của thế giới động vật", còn xét về mặt chủ động tấn công, loài vật này cũng không có thành tích gì quá xuất sắc, thậm chí chúng còn không thể đối phó và giết chết những loài thú ăn thịt khác.
Hôm nay, tôi sẽ giới thiệu cho các bạn một loài động vật khác trong họ chồn và nó thực sự là một loài rất hung dữ, dù nhìn có hơi giống một con chuột và nhỏ bé thì độ liều của loài vật này còn hơn lửng mật ông đến vài bậc. Các nhà khoa học phát hiện ra rằng chúng có thể giết chết những loài động vật họ mèo và thậm chí là cả linh miêu có kích thước lớn hơn chúng rất nhiều chỉ bằng một phát cắn được găm vào đầu.
Câu chuyện xảy ra vào đầu thế kỷ 21, ở phía bắc bang Maine, Hoa Kỳ. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng một số linh miêu Canada chết một cách kỳ lạ vào mỗi mùa đông. Vết cắn từ răng nanh của kẻ săn mồi đã được tìm thấy trên cơ thể của chúng và những kẻ săn mồi duy nhất hoạt động vào mùa đông là linh miêu Canada, chó sói đồng cỏ và chồn cá.
Các nhà nghiên cứu đã đo các vết cắn, so sánh chúng với ba kẻ săn mồi và phát hiện ra rằng chiều rộng của vết cắn trên hầu hết các xác chết là từ 1-2,4 cm. Khoảng cách giữa răng nanh của sói đồng cỏ và linh miêu Canada rộng hơn nhiều so với vết cắn này. Và lạ lùng là những vết cắn này hoàn toàn phù hợp với kích thước hàm răng của loài chồn cá.
Điều này khiến các nhà khoa học sửng sốt vì chồn cá nhỏ hơn nhiều so với linh miêu Canada - trọng lượng trung bình của chồn cá chỉ là 4 kg. Linh miêu Canada địa phương có trọng lượng trung bình là 11,3 kg đối với con đực và 9 kg đối với con cái. Theo lẽ thường, nếu so về kích thước thì loài chồn cá chỉ là con mồi của linh miêu và sức mạnh của chúng cũng không thể vượt qua được loài linh miêu.
Tuy nhiên, hóa ra không phải vậy. Trong số 14 con linh miêu bị giết, chỉ có 1 con là linh miêu con, và 13 con còn lại đều là linh miêu trưởng thành; con linh miêu con đã bị giết cùng với mẹ của nó. Các nhà nghiên cứu đã tiến hành kiểm tra tủy xương trên những con linh miêu này và thấy rằng hầu hết chúng đều là những cá thể hoàn toàn khỏe mạnh, một số ít bị suy dinh dưỡng nhẹ, nhưng không có con nào ở trong tình trạng bệnh tật, già yếu hoặc sức khỏe suy yếu.
Vì vậy, hầu hết đối tượng bị tấn công ở đây là những con linh miêu trưởng thành khỏe mạnh.
Các nhà nghiên cứu cũng đã khảo sát hiện trường những vụ án mạng của loài linh miêu và nhận thấy xung quanh chỉ có dấu chân của chồn cá. Có lần, các nhà nghiên cứu thậm chí đã chứng kiến cảnh một con chồn cá nằm ngủ cạnh xác của con linh miêu, những bằng chứng này càng khẳng định rằng chồn cá chính là hung thủ.
Đồng thời, tình hình tại hiện trường đã khôi phục lại lịch sử của vụ án mạng. Có dấu vết nằm của linh miêu tại hiện trường, và có rất ít dấu vết chiến đấu. Đầu hoặc cổ của linh miêu đều có vết thương đâm vào bằng răng nanh, kèm theo đó là xuất huyết nội sọ lớn. Những bằng chứng chứng minh rằng những con linh miêu này đã bị giết bởi chồn cá khi chúng đang nằm nghỉ ngơi, và bị giết bởi một vết cắn trí mạng thẳng vào đầu. Tuy nhiên các nhà sinh vật học cũng tìm thấy lông của chồn cá trong miệng của một xác linh miêu đực, điều này cho thấy nó đã cố gắng chống trả và cắn lại chồn cá, nhưng cuối cùng nó vẫn không thoát chết.
Chúng ta biết rằng các loài ăn thịt thường rất nể sợ nhau, và không muốn chọc tức nhau. Tuy nhiên tại sao chồn cá không bắt thỏ và chuột mà lại giết chết linh miêu Canada - có kích thước lớn hơn chúng rất nhiều? Tại sao loài linh miêu Canada thuộc họ mèo lớn lại không thể đánh bại loài chồn cá?
Maine, nằm ở phía đông bắc của Hoa Kỳ và góc đông nam của Canada là nơi phân bố của linh miêu và chồn. Vốn dĩ, ở đây có rất ít linh miêu và chồn cá nên sẽ không xảy ra xung đột. Tuy nhiên, vào những năm 1980, người ta đã chặt phá nhiều diện tích rừng và trồng lại cây kim tiền thảo và cây vân sam, đây là những nơi cung cấp môi trường sinh sản lý tưởng cho thỏ snowshoe.
Thỏ Snowshoe là thức ăn chủ yếu duy nhất của linh miêu Canada và là con mồi quan trọng của chồn cá, vì vậy linh miêu và chồn cá đã đến đây.
Và cũng chính vì lý do Maine ở phía bắc, vào mùa đông tuyết rơi dày và thiếu lương thực, những yếu tố này sẽ thúc đẩy sự thải loại lẫn nhau của các loài ăn thịt. Nghiên cứu cho thấy việc săn bắt linh miêu Canada của chồn cá chỉ diễn ra vào mùa đông. Vào mùa đông, chồn cá phải trốn trong các khu rừng lá kim trưởng thành, loại rừng này có tán khá lớn và tuyết nông.
Rừng lá kim trưởng thành cũng là nơi để linh miêu Canada nghỉ ngơi trong mùa đông, linh miêu Canada thường đi ngủ ở đó.
Môi trường đầy tuyết là nơi ẩn náu của chồn cá và đây cũng là nơi mà chúng giết chết linh miêu. Đồng thời, do chân của linh miêu Canada dài nên dễ bị mắc kẹt trong tuyết và rất khó rút ra, nó không thể chiến đấu trong môi trường tuyết. Vì vậy, trong môi trường này, linh miêu chỉ có thể nghỉ ngơi và đi ngủ, do đó chúng đã trở thành mục tiêu tương đối dễ dàng của chồn cá.
Trong ấn tượng của mọi người, những kẻ săn mồi thuộc họ nhà mèo rất mạnh mẽ và chúng đều là loài đứng đầu chuỗi thức ăn ở nói chúng sinh sống, như hổ săn gấu, sư tử săn trâu rừng, linh miêu có thể giết sói. Tuy nhiên tại đây, lần đầu tiên họ nhà mèo đã bị áp chế bởi một loài động vật khác.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: 500 anh em trâu rừng quyết tử chiến với con 11 sư tử cướp lại con non và cái kết đầy bất ngờ
CLIP: Cuộc chiến ngoạn mục, bê con đơn độc lật ngược tình thế trước bầy sói
Tại sao Từ Hi được mệnh danh là 'mỹ nhân đẹp nhất nhà Thanh'? Sau khi xem những bức ảnh năm 18 tuổi của bà thì mới rõ
CLIP: Ngựa vằn bỏ mạng khi chạm trán bầy cá sấu hung dữ trong cuộc vượt sông
CLIP: Nai sừng tấm dũng cảm chiến đấu bảo vệ con trước bầy sói, kết thúc đầy cảm động
Loại gỗ quý nhưng 'vô sinh' từng được đồn đoán chữa khỏi bệnh ung thư, cả Việt Nam chỉ còn 162 cây, đó là gỗ gì?