Chuyện bất ngờ về nữ đại gia khét tiếng, sở hữu nhiều ngôi nhà Hà Nội
Xuất thân đặc biệt của vị vương phi trong sử Việt Nam / Ai là thủ lĩnh của "đội quân" chim bồ câu độc nhất trong sử Việt?
Cuối thế kỷ 19, Việt Nam chịu sự đô hộ của Pháp. Tại Hà Nội, các thương nhân Pháp và Hoa kiều chia nhau kinh doanh mảng xây dựng và tiêu dùng, xuất khẩu gạo.
Tuy nhiên, một ‘bóng hồng’ xuất hiện, khiến giới thương gia phải kiềng nể. Bà chính là Tư Hồng.
Tay trắng làm nên nghiệp lớn
Trở thành phu nhân của quan tư Laglan, cuộc đời bà Tư Hồng có nhiều bước ngoặt lớn.
Bằng mánh lới buôn bán học từ người chồng trước và tận dụng địa vị của người chồng sau, bà từng bước đặt chân vào giới kinh doanh, thầu khoán Hà thành. Năm 1892, bà gây chấn động khi là người phụ nữ đầu tiên mang hồ sơ đến cơ quan sở tại, phụ trách về thương nghiệp xin thành lập công ty thầu An Nam.
Bà Tư Hồng thông thạo tiếng Pháp, hiểu rõ luật và quy định của chính phủ bảo hộ nên nhanh chóng được cấp phép mở công ty.
Bà Tư Hồng - người phụ nữ có cuộc đời bí ẩn, gây nhiều tranh cãi. |
Nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến - người nhiều năm sưu tầm, nghiên cứu và viết sách về bà Tư Hồng chia sẻ: ‘Nhận thấy quan tư Laglan là người có địa vị, tiếng nói trong việc đấu thầu cung cấp thực phẩm cho các đơn vị quân đội Pháp ở miền Bắc, bà Tư Hồng nhanh chóng lập công ty, nhằm chiếm các hợp đồng béo bở này’.
Nhờ tác động của chồng bà Tư Hồng, công ty An Nam đã trúng thầu hợp đồng đầu tiên cung cấp thực phẩm cho đơn vị quân Pháp đóng ở Phúc Yên (Vĩnh Phúc) và các hợp đồng cung cấp lương thực, thực phẩm cho các trại giam.
Hai năm sau, năm 1894, bà Tư Hồng trở nên nổi tiếng khi gạt được các doanh nghiệp có máu mặt của người Hoa, người Pháp, trúng thầu hợp đồng rất lớn: Phá dỡ thành Hà Nội.
Để trúng thầu dự án này, bà Tư Hồng chấp nhận hạ giá thầu xuống mức thấp nhất. Bà về Hà Nam, thuê nông dân lên làm và thưởng tiền cho ai giới thiệu đủ 10 nhân công đến. Bà mua một căn nhà mặt phố Hàng Da làm nơi giao dịch, tiếp nhận nhân công. Đồng thời, bà về làng rèn ở Xuân Phương (Từ Liêm) đặt sản xuất búa, xà beng với giá rẻ.
Không chỉ vậy, bà còn trực tiếp quản lý, điều hành đội ngũ nhân công hiệu quả. Lực lượng lao động hùng hậu, bà chia thành các nhóm, mỗi nhóm 12 người, cứ 4 nhóm hợp thành một đội. Mỗi đội có đội trưởng quản lý, đốc thúc.
Để nhân công có điều kiện làm việc, bà dựng lán trại, kiểm soát vệ sinh, phòng tránh dịch bệnh, cung cấp đồ ăn sạch sẽ. Có thời điểm, đội phu của bà lên tới cả ngàn người. Với cách bố trí, tổ chức như vậy, chỉ hơn 2 năm, bà Tư Hồng hoàn thành gói thầu, sớm hơn dự kiến 6 tháng.
Bằng đầu óc tính toán sắc bén, số gạch đá cũ dỡ từ thành Hà Nội, bà mua đất, dựng hàng loạt ngôi nhà ở Cửa Đông, 8 căn nhà Hàng Da, 1 biệt thự ở ngõ Hội Vũ, nhà ở phố Quán Sứ và xây trường dòng Punigier năm 1897 (Trường THPT Việt Đức ngày nay). Như vậy, số tiền từ kinh doanh nhà ở đã bù lỗ cho khoản tiền bà bỏ ra thuê nhân công. Chẳng mấy chốc, sản nghiệp của bà Tư Hồng tăng lên nhanh chóng.
Thành công liên tiếp, bà Tư Hồng mở rộng lĩnh vực kinh doanh sang thực phẩm, cung cấp lúa gạo cho các nhà tù và vận chuyển tàu biển. Đội vận chuyển đường thủy của bà, trừ lái tàu và thợ xúc than là đàn ông, phần lớn là phụ nữ.
Thành Hà Nội cuối thế kỷ 19. Ảnh: Tư liệu |
Thị phi thêu dệt hay người phụ nữ có tấm lòng nhân hậu?
Bên cạnh việc nổi tiếng trong giới thương gia vì khả năng kinh doanh nhạy bén, gia sản thuộc hàng khủng, bà Tư Hồng bị nhiều người mỉa mai, khinh bỉ vì định kiến đương thời. Vì thời đó, người ta thường gán những phụ nữ lấy chồng tây là hư hỏng, lẳng lơ...
Tuy vậy, một số giai thoại cho thấy, bà là người phụ nữ có tấm lòng nhân hậu. Sắc sảo, ghê gớm với giới nhà giàu nhưng bao dung với người nghèo.
Hoàng thành Thăng Long ngày nay. Ảnh: VietNamNet |
Năm 1902-1903, ba tỉnh miền Trung mất mùa, thóc gạo khan hiếm. Bà Tư Hồng đang cho chở đầy một thuyền gạo từ Nam ra Bắc, dự định để bán nhưng chứng kiến cảnh lầm than, bà quyết định chuyển số hàng đó vào miền Trung cứu tế.
Hành động này của bà đến tai triều đình, vua Thành Thái ban cho bà hàm ‘Ngũ phẩm nghi dân, với biển vàng ‘Lạc quyên nghĩa phụ’.
Trên bảng sắc phong, nhà vua viết: ‘Nữ trung phong nhã chi bảo, hồng trần bạt tục. Thế thượng vân lôi cho hội, bạch thủ thành gia', dịch nghĩa: ‘Hào hoa phong nhã bậc nhất chị em, đàn bà khác thường. Gặp thời mây tuôn sấm dậy, tay trắng nên nhà’.
Chưa dừng lại ở đó, bà còn cho mổ bò, chia mỗi suất một cân gạo cùng một lạng thịt bò, phát cho các hộ dân vùng đói, đồng thời bỏ tiền túi mua thuốc, đưa đến tận tay người bệnh khi có dịch bệnh hoành hoành.
Ngõ Hội Vũ - nơi ghi đậm dấu ấn của bà Tư Hồng. |
Là người phụ nữ có nhan sắc nhưng phận đời bà Tư Hồng đầy truân chuyên. Bà trải qua ba lần đò và không có con. Sau này, bà cũng không có kết cục viên mãn bên quan tư Laglan.
Chia tay với người chồng Pháp, bà sống một mình ở trang trại thuộc làng Bạch Mai (nay trong khu vực Đại học Bách khoa Hà Nội).
‘Cuộc đời bà Tư Hồng là bí ẩn nhưng những dấu ấn bà của bà ở Hà Nội vẫn tồn tại, đó là điều chúng ta không thể phủ nhận’, nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến nói.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Nó là bậc thầy diệt muỗi, tiêu diệt 3.000 con muỗi mỗi năm, nhưng lại đang bị con người bắt số lượng lớn làm món ngon
Tại sao thái giám lại để quả ké đầu ngựa trong đế giày khi phục vụ Hoàng đế và các phi tần?
CLIP: Hươu cao cổ tung cú đá "trời giáng", sư tử phải trả giá đắt
Đang đi lang thang, người đàn ông bất ngờ nhặt được cục vàng 1,4 kg
Chân dung Hoàng đế Chu Nguyên Chương được vẽ bằng Al, hậu thế hoang mang: Đâu mới là thật?
CLIP: Trâu rừng phản công, bầy sư tử đành ngậm ngùi nhìn con mồi tuột mất