Người đàn ông si tình trong sử Việt: Liều lĩnh cướp dâu, giành lại tình đầu chấn động cả triều đình
Bà hoàng si tình tới mê muội, giết hại con trai chỉ để bảo vệ nhân tình / Chuyện về nàng phi tần si tình: Vì nhớ nhung Hoàng đế Ung Chính mà sinh bệnh rồi qua đời, 7 năm sau mới được Hoàng đế Càn Long chôn cất
Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn là vị anh hùng dân tộc, có khả năng quân sự thiên tài. Tên tuổi ông gắn liền với cuộc kháng chiến chồng quân Nguyên Mông, vang danh mãi về sau trong lịch sử Việt Nam. Đằng sau một vị tướng hiên ngang, yêu nước thương dân, Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn còn là một người đàn ông chung tình.
Sử sách ghi lại rằng, vào năm 1237, sau 12 năm vua Trần Thái Tông lên ngôi mà không có con nối dõi, tướng Trần Thủ Độ đã thực hiện một loạt sự sắp đặt gây ra sự oán hận cho nhiều người, bao gồm cả Trần Liễu- cha của Trần Quốc Tuấn.
Trần Thủ Độ gây sức ép, buộc vua phế Hoàng hậu Lý Chiêu Hoàng để cưới chị dâu là Công chúa Thuận Thiên (khi ấy đang làm vợ và có thai ở tháng thứ 3 với Trần Liễu). Trần Liễu tức giận, mang binh rửa hận nhưng sức yếu nên việc bất thành và bị giáng làm An Sinh Vương, cho về an trú tại đất Yên Sinh.
Khi ấy, Trần Quốc Tuấn mới 7 tuổi.Công chúa Thụy Bà- chị gái vua Trần Thái Tông thương cháu trai còn nhỏ phải rời xa kinh thành, nên đã cầu xin để nhận nuôi Trần Quốc Tuấn để khuây khỏa nỗi buồn khi phu quân mình rời xa trần thế.
Trần Quốc Tuấn sống với Công chúa Thụy Bà 8 năm, được học đủ văn võ, lớn lên cùng các con em trong hoàng tộc cùng trang lứa. Chính trong thời gian này, Quốc Tuấn gặp gỡ và cùng trải qua thời niên thiếu với Thiên Thành Công chúa- em con chú của Trần Quốc Tuấn.
Khi ấy nhà Trần quy định anh em trong họ phải lấy nhau, không được gả cho người ngoài để tránh họa diệt vong nên việc Trần Quốc Tuấn đêm lòng yêu Công chúa Thiên Thành là điều có thể chấp nhận được.
Thế nhưng, lúc bấy giờ Công chúa Thiên Thành đã được gả cho Trung Thành Vương- con trai của Nhân Đạo Đại Vương, một vị vương gia trong họ Trần. Biết thế nhưng Trần Quốc Tuấn vẫn đem lòng yêu say đắm Thiên Thành, ngược lại nàng công chúa này cũng dành tình cảm cho chàng.
Đến ngày 15/2 năm ấy, nhà vua chi tổ chức ngày hội lớn kéo dài trong vòng 7 ngày, với nhiều trò chơi. Người trong triều, ngoài triều nườm nượp rủ nhau đến xem. Trước đó, vua đã nhận lễ vật gả công chúa Thiên Thành cho Trung Thành Vương và dù chưa chính thức cưới hỏi, nhà vua cũng đã cho phép công chúa đến ở nhà Nhân Đạo Vương, chờ ngày làm lễ hợp cẩn.
Đêm hôm ấy, biết ti người mình thương sẽ thành vợ người khác, Trần Quốc Tuấn đau khổ không nguôi.Ngay giữa đêm khuya, khi mọi người đang mải mê xem hội, Trần Quốc Tuấn quyết định mạo hiểm đế với Công chúa Thiên Thành tại phủ Nhân Đạo Vương.
Biết không thể theo vào bằng cửa chính, chàng đã tìm cách trèo tường, vượt qua hàng toán lính tuần tra, dò trong đêm đen và tìm được chính xác phòng công chúa. Trái tim đau khổ của công chúa Thiên Thành sống lại lần nữa khi thấy người tình trong mộng xuất hiện trước mặt mình. Khi ấy, cả phủ Nhân Đạo Vương vẫn đang say trong lễ hội, không ai biết, trong phòng công chúa, đôi trẻ đã gặp được nhau.
Nhưng sự liều lĩnh này của Trần Quốc Tuấn sẽ trở thành thảm án nếu sự vụ bị bại lộ. Và dù chuyện không bại lộ, thì hôm sau công chúa Thiên Thành cũng phải kết hôn với người khác.
Để tránh khỏi tai ương đó, Trần Quốc Tuấn đã đi tiếp một bước cờ cao minh, dồn chính nhà vua vào thế sự đã rồi.
Sau khi đột nhập thành công vào phòng công chúa, việc đầu tiên Trần Quốc Tuấn làm là ra lệnh cho thị nữ của công chua bề báo cho Thụy Bà Công chúa- mẹ nuôi của mình.
Sau khi nhận được tin báo, với thân phận và địa vị cao quý của mình, Thụy Bà Công chúa dễ dàng vào cung ngay lập tức và than khóc với Thái Tông: "Không ngờ Quốc Tuấn càn rỡ đang đêm lẻn vào chỗ của Thiên Thành. Nhân Đạo Vương đã bắt giữ hắn rồi, e sẽ giết hắn mất. Xin bệ hạ rủ lòng thương, sai người đến cứu".
Lời nói của Thụy Bà Công chúa như sét đánh ngang tai nhà vua, Thái Tông đã nhận đủ lễ vật của Nhân Đạo Vương, sao có thể để Trần Quốc Tuấn cả gan làm loạn như vậy?
Nhưng Thụy Bà Công chúa tiếp tục kiên trì van xin. Lại nghĩ đó là huyết mạch của anh trai Trần Liễu, Thái Tông đã đã sai người vây phủ Nhân Đạo Vương. Nội thị theo lệnh nhà vua, xông thẳng tới hoa viên vắng lặng, vào phòng công chúa Thiên Thành để áp giải, thực chất là hộ tống, Trần Quốc Tuấn ra ngoài một cách an toàn.
Đến lúc đó, cả phủ Nhân Đạo Vương mới ngỡ ngàng nhận ra Trần Quốc Tuấn đã vào phủ "tư thông" với Công chúa Thiên Thành.
Việc công chúa "tư thông" với nam tử khác ngay trong phủ sắp cưới là điều không thể chấp nhận được. Hôm sau, Thụy Bà công chúa đã nhanh tay hỏi cưới Công chúa Thiên Thành cho cháu trai mình, với sinh lễ là 10 mâm vàng sống và nói khó vì quá vội nên không sắm đủ lễ vật, mong hoàng thượng nhận cho.
Trước sự đã rồi, Trần Thái Tông đành xuống chiếu gả Thiên Thành Công chúa cho Trần Quốc Tuấn và cắt 2.000 khoảnh ruộng tốt ở huyện Ứng Thiên cho Nhân Đạo Vương để an ủi.
Cuối cùng, Trần Quốc Tuấn, bằng cả sự khôn ngoan và liều lĩnh của mình, đã có được tự do hôn nhân!
Hai vợ chồng Trần Quốc Tuấn và Thiên Thành Công chúa đã có một cuộc sống êm ấm, hạnh phúc, sinh được bốn trai, một gái. Bốn người con trai ai cũng không phụ danh tiếng người cha, đều là những danh tướng lẫy lừng nhà Trần. Người con gái út sau này trở thành Bảo Thánh Hoàng Hậu Trần Trinh, vợ vua Trần Nhân Tông, mẹ đẻ vua Trần Anh Tông.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Việt Nam phát hiện loại gỗ quý hiếm bậc nhất thế giới, trị giá hơn 600 tỷ đồng, là gỗ gì?
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?
Vị tướng mạnh nhất Tam Quốc không phải là Lữ Bố hay Triệu Vân mà là hắn
Người phụ nữ nghèo đổi đời nhờ nhặt được viên ngọc trai quý hiếm trong lúc nấu ăn, trị giá bằng cả căn nhà
Trong 'Tây Du Ký', con quái vật duy nhất đã hơn một lần ăn thịt Đường Tăng, bạn có biết đó là ai không?