Chuyện các anh hùng Hồi giáo lập công xuất sắc trong Hồng quân Liên Xô thời Thế chiến II
Quân Liên Xô thất bại nặng dưới tay phát xít Đức do sai lầm của viên tướng Ba Lan / Tại sao Liên Xô từng là mối lo sợ đối với trùm phát xít Hitler
Musa Jalil
Đây là một nhà thơ và phóng viên chiến trường người Tatar nổi tiếng, Jalil từng theo học tại một viện Hồi giáo. Tuy nhiên, điều này không ngăn anh trở thành một đoàn viên của Đoàn Thanh niên Cộng sản (Komsomol) và sau đó là chính trị viên trong Hồng quân thời kỳ kháng chiến chống phát xít Đức.
Trong một thời gian dài ở Liên Xô, Jalil bị coi là một kẻ phản bội lại tổ quốc mình. Sau khi bị bắt vào năm 1942, Jalil nhanh chóng gia nhập cái gọi là lực lượng lê dương Idel-Ural do Đức Quốc xã tạo ra. Đơn vị quân sự này tập hợp các tù binh Hồng quân gồm đại diện các dân tộc thuộc khu vực Volga (như Tatar, Bahsskir, Mordovia, Mari, Chuvash, và Udmurt) muốn chiến đấu chống lại phong trào Bolshevik.
Tuy nhiên, mục đich thực sự của Jalil không phải là chiến đấu cho Đệ tam Đế chế (tức Đức Quốc xã) mà là phá hủy đơn vị Idel-Ural từ bên trong. Anh trở thành thành viên chủ chốt của một đơn vị ngầm được lập bên trong đơn vị lê dương này nhằm tiến hành tuyên truyền với các quân nhân của đơn vị đó. Quân Đức cho phép Musa đi xe quanh các trại tù binh và thực hiện tuyên truyền cho phát xít Đức tại đó. Trên thực tế, Jalil sử dụng cơ hội này để tuyển các thành viên mới cho phong trào kháng chiến.
Chính nhờ hoạt động ngầm của nhóm của Jalil, tiểu đoàn Idel-Ural đầu tiên được tung ra chiến trường đã quay súng giết chết các sĩ quan Đức và đi theo dân quân du kích. Sáu tiểu đoàn Idel-Ural còn lại cũng có một tỷ lệ lớn thành viên nhận được kháng chiến "giác ngộ" và do đó bị xem là không còn giá trị chiến đấu cho quân Đức nữa.
Musa Jalil cuối cùng bị bắt vào tháng 8/1943 và một năm sau thì bị đưa lên máy chém. Sau chiến tranh, Jalil được phục hồi danh dự và vào năm 1956 được truy tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô.
Khanpasha Nuradilov, người Chechnya
Chiến đấu trong cuộc Chiến tranh Vệ quốc có một năm nhưng trong khoảng thời gian ngắn đó, Nuradilov đã trở nên nổi tiếng khắp Liên Xô. Tiêu diệt tổng cộng 920 lính Đức, người chiến sĩ trẻ trung này là tay súng máy hiệu quả nhất trong Hồng quân Liên Xô.
Hơn một lần Nuradilov bị thương trong chiến đấu và vẫn là người duy nhất còn sống sót trong đội súng máy. Trong những tình huống đó, anh luôn chiến đấu đến cùng, gây ra những tổn thất thấy rõ cho quân địch. Chẳng hạn, chỉ sau một trận chiến gần ngôi làng Bayrak ở Ukraine vào mùa xuân năm 1942, chỉ huy của đơn vị kỵ binh mà Nuradilov có nhiệm vụ yểm trợ, đếm được hơn 300 xác chết lính Đức bị hạ gục dưới làn đạn súng máy của Nuradilov.
Nuradilov mới bước sang tuổi 18 khi hy sinh gần thành phố Stalingrad vào ngày 12/9/1943. Năm 1944, Nuradilov được truy tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô.
Domullo Azizov
Trung sĩ Azizov là người dân tộc thuộc nước Cộng hòa XHCN Xô viết Tajkistan. Azizov đóng góp vào thành công của một trong các chiến dịch quan trọng nhất trong Thế chiến II, đó là chiến dịch vượt sông Dnieper vào mùa thu năm 1943.
Vào ngày 15/10, dưới hỏa lực dữ dội của đối phương, Azirov vượt con sông này ở khu vực Loyevsky thuộc Belarus. Trước khi tới được bờ, Azizov nhảy ra khỏi thuyền khi nước ngập tới eo, rồi nhanh chóng tiến lên bờ, tấn công vào chiến hào quân Đức. Sau khi quăng lựu đạn tiêu diệt gọn một kíp súng máy địch, Azizov lấy luôn khẩu súng máy của chúng để nhả đạn vào quân thù, một mình đối mặt với hỏa lực trong lúc chờ đồng đội đến hỗ trợ.
Tuy nhiên, chỉ 9 ngày sau đó, Anh hùng Liên Xô Domullo Azizov đã ngã xuống khi chiến đấu giành giật khu vực Gomel của Belarus và được chôn cất trong một nầm mồ tập thể tại đó.
Yusup Akayev
Các tờ báo Liên Xô gọi anh là "trái tim can đảm" và "con người huyền thoại". Là người dân tộc Kumyk (nói tiếng Turk và sống ở Dagestan), Yusup Akayev trở thành một trong các phi công nổi tiếng nhất của Hạm đội Biển Đen.
Trên chiếc cường kích Il-2, Akayev thực hiện 104 phi vụ, phá hủy 18 tàu thuyền các loại, 3 đầu máy tàu hỏa, 11 xe tăng, và nhiều thiết bị quân sự khác của địch.
Akayev tấn công chiến hạm địch không phải bằng cách bổ nhào mà bằng cách bay sát tới mục tiêu từ độ cao cực thấp. Một khi tới gần mục tiêu, anh thả bom rồi cho máy bay bay ngược lên. Phương pháp này có rủi ro cao nhưng đồng thời lại rất hiệu quả.
Akayev còn trở thành một trong số ít các phi công cường kích đã giành chiến thắng khi đối đầu trong một trận không chiến không cân sức với hai phi cơ tiêm kích của địch.
Anh hùng Liên Xô Akayev sống đến ngày Chiến thắng trong Thế chiến II nhưng không có nhiều thời gian để tận hưởng cuộc sống thanh bình. Các vết thương thời chiến tranh đã bào mòn dần sức khỏe của Akayev. Anh qua đời vào năm 1949, khi mới 27 tuổi.
Aliya Moldagulova
Nữ Anh hùng Liên Xô Moldagulova đến từ Kazakhstan. Moldagulova tốt nghiệp trường Đào tạo Bắn tỉa dành cho Nữ giới và đã tiêu diệt vài chục lính địch. Tuy nhiên, Moldagulova nổi tiếng không phải về khả năng bắn tỉa.
Trong trận chiến cuối cùng, diễn ra ở khu vực Pskov vào tháng 1/1944, Moldagulova bất ngờ đảm nhận một vai trò khác. Sau khi đại đội trưởng hy sinh, Moldagulova hô to "Vì Tổ quốc! Xung phong!", thúc giục đồng đội tấn công quân địch. Moldagulova là người đầu tiên xông vào chiến hào địch.
Bị thương do trúng phải một mảnh mìn, Moldagulova vẫn tiếp tục đánh giáp lá cà với quân thù. Tuy nhiên cô gái 18 tuổi này đã hy sinh sau khi bị thêm một vết thương nặng nữa.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu
Bộ lạc nguyên thủy nhất thế giới, nơi phụ nữ cả đời không tắm bằng nước 1 lần nào