Chuyên gia ám khí Lương Sơn Bạc: Ngoài “Một vũ tiễn” còn có những ai?
Xem đi xem lại Thủy Hử, mấy ai biết được ý nghĩa thực sự của tên phim / Thủy hử: Bí mật về cây Nhật Nguyệt Quyền Trượng của Lỗ Trí Thâm
Cao thủ ném đá: Trương Thanh
Trong 108 vị anh hùng Lương Sơn Bạc, trừ một vài đầu lĩnh không thạo võ nghệ, phần còn lại bản lĩnh dù cao thấp mỗi người mỗi khác nhưng đều có sở trường riêng, vũ khí sử dụng cũng vô cùng đa dạng. Trường đao, đại đao nhất có Quan Thắng, nhì có Chu Đồng. Thương, mâu thì Lâm Xung, Lư Tuấn Nghĩa, Dương Chí. Rồi thuyền trượng Lỗ Trí Thâm, Song thương Đổng Bình, Đôi roi sắt danh chấn thiên hạ của Hô Diên Chước, Cặp bản phủ của Lý Quỳ hiếu sát, Lang nha bổng Tần Minh…
4 chuyên gia “ám khí” của Lương Sơn Bạc.
Cũng có không ít hảo hán sở hữu tài nghệ bắn cung. Số 1 đương nhiên là Tiểu lý quảng Hoa Vinh. Tiếp đó có thể kể đến nhóm giáo đầu như Lâm Xung, Tôn Lập, Từ Ninh... Anh em thợ săn Giải Trân – Giải Bảo đương nhiên thạo nghề cung nỏ hay tay quản lý tửu điếm Chu Quý, chuyên bắn tên báo hiệu lệnh lên sơn trại cũng rất cừ khoản này. Lãng tử Yến Thanh thì giỏi bắn nỏ hơn là dùng cung tên.
Nhưng có một “nghệ” khác mà đa số các độc giả Thủy Hử không thực sự chú ý, lý do là bởi đệ nhất ở hạng mục này “Một vũ Tiễn” Trương Thanh quá nổi bật khiến người ta quên mất Lương Sơn Bạc vẫn sở hữu những tài năng đặc biệt khác. Đó là những chuyên gia sử dụng ám khí. Ám khí ở đây có thể là viên đá chuyên dụng để đả thương đối thủ như của Trương Thanh, hay cơ bản như phi tiêu, phi lao.
Tài ném đá của Trương Thanh được Thi Nại Am miêu tả rất đặc sắc ở hồi 69 Thủy Hử, khi chàng một mình hạ liên tiếp 15 viên tướng của Lương Sơn Bạc. “Lư Tuấn Nghĩa đánh thành Đông Xương bị thua luôn hai trận.Trong thành có một tên mãnh tướng, tên là Trương Thanh, quê ở phủ Chương Đức, vốn tay kị hổ xuất thân, tài nghề ném đá đánh người, trăm viên đều trúng, người ta thường gọi là Một Vũ Tiễn xưa nay” – đấy là cách Trương Thanh xuất hiện, qua lời thuật của Bạch Thắng với Tống Giang.
“Một vũ tiễn” hạ liền 15 mãnh tướng
Sau đó, thi Nại Am tả đến cảnh Trương Thanh liên tiếp đả bại các dũng tướng của Tống Giang đầu tiên là Từ Ninh (Từ Ninh đánh nhau được chừng dăm hiệp, thì Trương Thanh tay tả cầm thương hất vờ một cái, rồi tay hữu thò vào túi gấm lấy một viên đá, nhằm giữa mi mắt Từ Ninh ném cho một phát, Từ Ninh ngã lăn ngay xuống đất), kế đến là Yến Thuận (Yến Thuận đương đánh nhau với Trương Thanh được vài hiệp thì đuối sức, liền quay ngựa chạy về, Trương Thanh thừa thế đuổi theo, ném cho một viên đá vào giữa miếng kính yểm tâm ở sau lưng).
Một vũ Tiễn trương Thanh – cao thủ ném đá.
Rồi Hàn Thao (Trương Thanh thấy Hàn Thao không đuổi, lại vội quay cương ngựa lại. Hàn Thao liền giơ gươm lên để đón đánh. Chàng vừa mới giơ gươm lên, bỗng bị Trương Thanh ném ngay một viên đá trúng vào mũi, máu chảy lênh láng rồi chạy về bản trận) và Bành Dĩ (Bành Dĩ vội xốc ngựa, múa đao hai lưỡi ra đánh Trương Thanh. Đôi bên chưa kịp giao nhau, thì Bành Dĩ đã bị một viên đá vào mặt, vất cả đao xuống mà chạy), Tuyên Tán (Vừa nói dứt lời thì bỗng thấy viên đá ném ngay vào bên mồm, rồi Tuyên Tán bị ngã ngay lập tức)
Ngay cả Hô Diên Chước cũng không tránh khỏi “vết xe đổ” của các huynh đệ khi đối mặt với Trương Thanh (Nói đoạn phóng một viên đá trong tay ra.Hô Duyên Chước thấy vậy giơ tay lên đỡ, bị viên đá ném phải tay, không sao khiến nổi cây thương đành phải quay về bản trận) rồi tới Lưu Đường (Con ngựa của Trương Thanh giơ chân hắt về đằng sau, rồi vẩy đuôi vung lên đập vào mặt Lưu Đường, làm cho Lưu Đường hoa mắt không biết lối nào mà lẫn. Bấy giờ Trương Thanh ném ra một viên đá, Lưu Đường ngã lăn xuống đất).
Sau đó, đến lượt cao thủ đại nội Dương Chí dính đòn của “Một Vũ Tiễn” (Trương Thanh liền lấy một viên đá cầm ra tay quát một tiếng mau rồi thấy viên đá luồn thẳng qua nách Dương Chí, Trương Thanh lại ném luôn một viên đá, trúng vào mũi Dương Chí. Dương Chí cuống người lên vội cúi gục xuống yên ngựa mà chạy về).
Lôi Hoành và Chu Đồng thấy Trương Thanh khó chơi, quyết “hai đánh một” nhưng cũng không cự nổi (Nói đoạn Chu Đồng ở bên tả, Lôi Hoành ở bên hữu, cùng múa đao xông ra để đánh, Trương Thanh cười mà rằng: - Một người không làm gì được, lại thêm một người nữa... Cho các người đến mười người xông ra cũng vô ích... Bấy giờ Lôi Hoành sấn đến trước, bị Trương Thanh ném cho một viên đá ngay vào giữa trán lăn xuống đất. Chu Đồng vội xong vào cứu, bất đồ lại bị một viên đá trúng ngay vào cổ).
Trương Thanh, trong trận giao chiến với quân Lương Sơn ở phủ Đông Xương, từng hạ liên tiếp 15 chiến tướng.
Và Quan Thắng (Chàng vừa đến cứu hai người để chạy về bản trận, thì đã thấy một viên đá ném thẳng tới nơi, Quan Thắng nhanh mắt trông thấy, bèn giơ đao lên đỡ, thì viên đá ném trúng vào thanh đao bật cả lửa lên, Quan Thắng lại vội vàng quay về bản trận) hay Đổng Bình (bất chợt Đổng Bình vô ý bèn lấy viên đá nhằm khi Đổng Bình đến gần ném cho một phát. Đổng Bình nhanh mắt né mình để tránh, viên đá đi sượt qua bên tay đánh vù một cái. Đổng Bình liền quay ngựa lại mà không dám đuổi nữa) rồi Sách Siêu (Trương Thanh lấy đá ném một phát trúng vào mặt Sách Siêu, bắn phọt máu tươi ra, rồi Sách Siêu chạy về bản trận).
Hạng Sung – Lý Cổn: Phi đao, phi lao
Núi Mang Đãng được chiếm giữ bởi bộ ba Hỗn Thế Ma Vương Phàn Thụy, Bát Tý Na Tra Hạng Sung và Phi Thiên đại thánh Lý Cổn, dưới trướng có hơn 3000 binh mã. Nếu như Phàn Thụy là tay khá am hiểu binh pháp, lại giỏi phép thuật thì Hạng Sung và Lý Cổn đều thông thạo võ nghệ và có sở trường khá là tương đồng.
Cặp đôi chuyên dụng phi đao, phi lao Hạng Sung – Lý Cổn.
Thủy Hử hồi 58 mô tả bộ đôi này như sau: “Một người là Hạng Sung, khiến lá đoản bài (chính là Khiên), lưng dắt hai mươi bốn khẩu phi đao, tay hữu chống tiêu sang (một dạng thương), mặt sau có lá cờ hiệu đề bốn chữ "Bát Tý Na Tra"; Một người là Lý Cổn, cũng khiến lá đoản bài, lưng dắt hai mươi bốn thanh laonhọn, tay hữu chống kiếm, phía sau cũng có một lá cờ hiệu, trên viết bốn chữ "Phi Thiên Đại Thánh".
Như vậy có thể thấy Hạng Sung ngoài thương khiên, còn chuyên dụng phi đao trong khi Lý Cổn có tài phi lao. Trong trận giao chiến đầu tiên với quân Lương Sơn, cặp đôi này đã khiến cho nhóm Sử Tiến Chu Vũ thua chạy tan tác: “Trong khi lui chạy, Sử Tiến suýt nữa trúng phải phi lao, còn Dương Xuân luống cuống bị một phát phi đao đâm vào chân ngựa, chàng liền bỏ ngựa mà chạy lấy thân. Sau Sử Tiến điểm lại nhân mã mất đến quá nửa”.
Sau Hạng Sung, Lý Cổn bị bắt bởi sa bẫy Bát quái trận của Công Tôn Thắng, chấp nhận hàng Tống Giang rồi cùng nhau về thuyết phục Phàn Thụy gia nhập Lương Sơn. Khi phân chia thứ hạng nơi “Bến nước”, Hạng Sung ngồi ghế đầu lĩnh 64, Lý Cổn 65, cùng chức Bộ Quân Tướng hiệu, chuyên chỉ huy bộ binh quân Lương Sơn.
Lý Ứng: phi dao giết người ngoài 100 bước
Lý Ứng “ra mắt” ở hồi 46 Thủy Hử nhân chuyện Dương Hùng, Thạch Tú và Thời Thiên trên đường tới Lương Sơn, đi qua núi Độc Long Cương rồi xảy chuyện đánh nhau với người Chúc gia trang. Thời Thiên bị bắt, Dương Hùng và Thạch Tú thì trốn thoát được.Vì Dương Hùng có quen biết Đỗ Hưng, quản gia nhà Lý Ưng nên tới cầu cứu.
Phác Thiên điêu Lý Ứng, với tài phi dao giết người ngoại 100 bước trong nháy mắt.
Đỗ Hưng kể về chủ nhân Lý Ứng của mình thế này: “Còn thôn bên Đông tức là chủ nhân của tôi, họ Lý tên Ứng, hay khiển thanh gươm Hỗ Thiết Điểm Cương và trong lưng giắt năm con dao, giết người ngoài trăm bước như quỷ thần biến hiện vậy”. Lý Ứng không chỉ là địa chủ giàu có bậc nhất Độc Long Cương mà còn là tay hảo háo có danh vị khá lớn trên giang hồ: “Có phải Lý Đại quan nhân là Phác Thiên Điều Lý Ứng vẫn có tiếng trong đám giang hồ xưa nay không?” – Lời Dương Hùng hay “Xưa nay tôi vẫn nghe tiếng Phác Thiên Bằng Lý Ứng, là tay hảo hán ở Độc Long Cương, tới nay mới biết là ở đất này” – lời Thạch Tú.
Điều đáng tiếc là trong Thủy Hử, Thi Nại Am lại không có đoạn miêu tả chi tiết nào về tài nghệ dùng phi dao của Lý Ứng.Và bản thân “Phác thiên Điêu” cũng ít khi tham gia đánh trận, trừ các lần giao chiến vài chục hiệp trên cơ Chúc Bưu (nhưng bị bắn lén) khi Chúc Gia Trang không chịu thả Thời Thiên theo thư yêu cầu, hay đánh vài hiệp với Lư Tuấn Nghĩa (khi họ Lư mắc mưu Ngô Dụng bị lừa lên Lương Sơn, dính đòn xa luân chiến).
Tới khi đã làm đầu lĩnh Lương Sơn, ngồi ghế thứ 11, Lý Ứng lại giữ chức Tổng quản tiền lương, hầu như không xông pha tiền tuyến, nếu có cũng chỉ đảm nhận nhiệm vụ như tiếp ứng, yểm trợ các nơi. Tuy nhiên, so với các chuyên gia sử dụng ám khí của Lương Sơn thì Lý Ứng có cái kết viên mãn hơn cả.
Trong khi Trương Thanh chết dưới tay Lên Thiên Nhuận trong trận chiến với Phương Lạp ở ải Độc Tùng, cặp Lý Cổn – Hạng Sung dính phải mai phục ở trận Mục Châu, chết không toàn thây thì Lý Ứng về triều nhậm chức Đô Thống Chế phủ Trung Sơn. Sau Phác Thiên Điêu cáo bệnh từ quan về lại quê nhà Độc Long Cương gầy dựng lại sự nghiệp, sống sung túc đến hết đời.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu
Bộ lạc nguyên thủy nhất thế giới, nơi phụ nữ cả đời không tắm bằng nước 1 lần nào