Chuyện tình bí mật của “bà hoàng quyền lực” dưới triều Thanh
Khám phá về vị Thái hậu 'mê dục lạc' tới mức giết con để được 'thoải mái' / Khám phá về tục “cho thuê vợ” kỳ lạ ở Trung Quốc xưa
Hiếu Trang là một trong những vị Hoàng hậu nổi tiếng nhất trong Thanh triều nhờ bản lĩnh và thành tựu chính trị xuất sắc.
Bà từng là Trang phi của Hoàng Thái Cực - hoàng đế thứ 2 triều Thanh - và sau này được phong Hiếu Trang Văn Hoàng hậu.
Sau khi con trai bà là hoàng tử Phúc Lâm lên ngôi trở thành hoàng đế Thuận Trị, Hiếu Trang được phong làm Chiêu Thánh Từ Thọ hoàng thái hậu vào tháng 8/1644.
Cùng năm, bà theo Thuận Trị tiến về kinh đô Bắc Kinh, sau khi Tổng binh Sơn Hải Quan là Ngô Tam Quế mở cửa cho Hòa Thạc Duệ Thân Vương Đa Nhĩ Cổn dẫn binh nhập quan.
Lúc này, Hiếu Trang chỉ mới 32 tuổi và đã trở thành người phụ nữ có thân phận tôn quý nhất vương triều Thanh thời điểm đó.
Đồng thời, bà cũng là "nhân vật chính" của một trong 4 bí ẩn lớn nhất Thanh triều, tức câu chuyện tình của Hiếu Trang với "Hoàng phụ Nhiếp chính vương" Đa Nhĩ Cổn.
Hiếu Trang Hoàng Hậu |
Báo Hoa Thương (Trung Quốc) cho biết, chuyển về Bắc Kinh sau 20 năm sống ở Thẩm Dương, cuộc đời của Hiếu Trang đã hoàn toàn thay đổi.
Thuận Trị tuổi còn nhỏ, cho nên dù muốn hay không thì Hiếu Trang - trong vai trò Mẫu hậu Hoàng thái hậu - vẫn trở thành người phụ nữ trẻ được chú ý nhất trong Hoàng cung.
Trong triều đình Thanh thời điểm đó, nhân vật quyền cao chức trọng và có công lao cái thế bậc nhất không ai khác ngoài Nhiếp chính vương Đa Nhĩ Cổn - em trai cùng cha khác mẹ với Hoàng Thái Cực.
Năm 1644, Lý Tự Thành tiến công Bắc Kinh, Sùng Trinh Hoàng đế tự vẫn tại núi Vạn Thọ, nhà Minh diệt vong. Cha của Ngô Tam Quế bị Lý Tự Thành giết rồi treo trên cổng thành, Ngô Tam Quế uất hận gửi thư cầu viện nhà Thanh, hứa sẽ mở cửa Sơn Hải Quan cho thiết kị quân Bát Kỳ của Thanh triều tiến vào trung nguyên.
Đầu mùa hè năm 1644, sau khi đã đánh tan quân Lý Tự Thành, Đa Nhĩ Cổn đã dẫn quân tiến thẳng vào thành Bắc Kinh với danh nghĩa để tang cho Sùng Trinh Hoàng đế song thực tế là tiêu diệt nhà Minh, thiết lập đế chế của Thanh triều. Hoàng đế Thuận Trị trở thành ông vua Thanh triều đầu tiên ngôi trên ngai vàng tại Bắc Kinh.
Cũng trong năm đó, sau khi đến Bắc Kinh, Thuận Trị đã phong cho Đa Nhĩ Cổn là Thúc phụ Nhiếp chính vương, nắm mọi quyền điều hành triều đình, quyền lực không khác gì một Hoàng đế. Vị Hoàng đế trẻ tuổi Thuận Trị khi đó dường như chỉ là một vật mẫu được bày ra để làm vì chứ hoàn toàn không có thực quyền. Tuy nhiên, trước sau vị Nhiếp chính vương Đa Nhĩ Cổn hoàn toàn không mảy may có ý định cướp ngôi, dù có thể làm điều đó một cách dễ dàng.
Điều này đã khiến người đời sau không khỏi đặt câu hỏi: Vì sao trong số hàng chục người con trai của Hoàng Thái Cực, Đa Nhĩ Cổn lại chọn đúng hoàng tử thứ 9 Phúc Lâm? Và vì sao Đa Nhĩ Cổn vẫn an phận làm một Nhiếp chính vương trong khi ông ta hoàn toàn có đủ điều kiện để trở thành một Hoàng đế thay thế cho Thuận Trị? Và chính từ đây mối bí ẩn giữa Hiếu Trang Hoàng hậu và vị Nhiếp chính vương Đa Nhĩ Cổn bắt đầu hé mở.
Đa Nhĩ Cổn có thể tự do ra vào cung cấm và một chuyện ngoại tình hy hữu bắt đầu. Hiếu Trang Hoàng hậu kém Hoàng Thái Cực tới hơn 20 tuổi, nên dù đã sinh hạ bốn đứa con song nhan sắc vẫn vào loại xinh đẹp. Trong khi đó, Đa Nhĩ Cổn lại đang ở tuổi tráng niên, nên ngay khi có thể tự do ra vào cung cấm của Hoàng Thái Cực lập tức đã không để lọt người chị dâu xinh đẹp.
Đa Nhĩ Cổn được mệnh danh là "hoàng đế không ngai vàng" quyền lực nhất |
Vì mà không màng ngôi báu
Nếu như Đa Nhĩ Cổn tạm thời “ẩn mình”, lựa chọn một hoàng tử khác mà ông ta có thể điều khiển được thì sớm hay muộn, ngôi vị Hoàng đế cũng sẽ thuộc về ông ta. Đó là lý do Đa Nhĩ Cổn quyết định lựa chọn hoàng tử thứ 9 Phúc Lâm, con của Hiếu Trang Hoàng hậu làm người kế vị. Sau khi đưa Thuận Trị lên ngôi vua và an phận chờ làm một Nhiếp chính vương, mối tình giữa Đa Nhĩ Cổn và Hiếu Trang Hoàng hậu vẫn tiếp diễn. Tuy nhiên, khi đã có quyền lực trong tay, Đa Nhĩ Cổn không muốn mối đó mãi mãi là chuyện ngoại tình phải giấu giếm nữa. Chính vì vậy, Đa Nhĩ Cổn quyết định công khai mối bằng cách cưới Hiếu Trang Hoàng hậu về làm vợ cả của mình.
Hơn nữa, việc công khai mối với Hiếu Trang Hoàng hậu sẽ là một bước đệm để Đa Nhĩ Cổn chính thức trở thành Hoàng đế. Đa Nhĩ Cổn biết rằng, để thực hiện điều này trước tiên phải được sự đồng ý của các đại thần trong triều đình, chính vì vậy đã cho gọi Phạm Văn Trình, thầy giáo của Hoàng đế Thuận Trị, một tay chân tâm phúc của mình tới bàn kế hoạch. Phạm Văn Trình dựa theo mưu kế của Đa Nhĩ Cổn thực hiện, Thuận Trị còn quá nhỏ tuổi đã đồng ý.
Hoàng đế đồng ý hạ chiếu chỉ, đại thần nào dám phản đối nhất là khi việc đó liên quan tới vị Nhiếp chính vương quyền lực. Chính vì vậy Đa Nhĩ Cổn đã tổ chức hôn lễ với chính người chị dâu vốn là người tình của mình. Sau khi Hiếu Trang Hoàng hậu được gả về dinh của Đa Nhĩ Cổn, mọi nghi lễ triều đình đều được thay đổi. Các chiếu thư do đại thần dâng lên đều gọi Đa Nhĩ Cổn là “Hoàng phụ”, tên hiệu đứng ngang hàng với Hoàng đế. Vì vậy, Đa Nhĩ Cổn tiếng là Nhiếp chính vương nhưng thực tế là Hoàng đế không ngai của triều đình nhà Thanh. Tuy nhiên, khi Đa Nhĩ Cổn hưởng phúc chưa được bao lâu thì đã đột ngột qua đời vào năm 1650, khi mới 35 tuổi. Khi đó, Thuận Trị cũng mới 14.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao thái giám lại để quả ké đầu ngựa trong đế giày khi phục vụ Hoàng đế và các phi tần?
Nó là bậc thầy diệt muỗi, tiêu diệt 3.000 con muỗi mỗi năm, nhưng lại đang bị con người bắt số lượng lớn làm món ngon
CLIP: Hươu cao cổ tung cú đá "trời giáng", sư tử phải trả giá đắt
Đang đi lang thang, người đàn ông bất ngờ nhặt được cục vàng 1,4 kg
Chân dung Hoàng đế Chu Nguyên Chương được vẽ bằng Al, hậu thế hoang mang: Đâu mới là thật?
CLIP: Trâu rừng phản công, bầy sư tử đành ngậm ngùi nhìn con mồi tuột mất