Khám phá

Chuyện về 2 cô cháu gả cho Hoàng đế nhà Thanh: Cháu gái được phong làm Hoàng hậu trong khi cô ruột chỉ là phi tần cô độc gần 50 năm

Dù là cô cháu ruột và được nhập cung cùng lúc nhưng cuộc sống của họ hoàn toàn trái ngược nhau.

Phi tần người Hán khôn khéo của Hoàng đế Càn Long: Xuất thân thấp kém, không con cái nhưng vẫn có vinh hoa nhờ nuôi dưỡng con trai Lệnh phi / Những giai thoại kỳ lạ về các phi tần của vua Thành Thái

Hai cô cháu có hai số phận khác nhau đó chính là Hoàng hậuA Lỗ Đặc thị và Hoàng Quý phiA Lỗ Đặc thị. Năm Đồng Trị thứ 11, triều đình nhà Thanh tổ chức tuyển tú bát kỳ nhằm chọn phi tần cho Hoàng đế Đồng Trị.

Lúc đó, Từ An Thái hậu muốn chọn A Lỗ Đặc thị làm Hoàng hậu nhưng Từ Hi Thái hậu lại quyết chọn Sa Tế Phú Sát thị, một nữ nhân có gia thế hiển hách hơn. Đứng trước sự giằng co của hai vị Thái hậu, cuối cùng Hoàng đế Đồng Trị đã chọn A Lỗ Đặc thị làm hoàng hậu, còn Sa Tế Phú Sát thị chỉ nhập cung với sơ phong Tuệ phi.

Trong đợt tuyển tú này, cô ruột của Hoàng hậu A Lỗ Đặc thị (nhỏ hơn cháu gái 3 tuổi) cũng được chọn và nhận sơ phong Tuần tần. Hai cô cháu ruột cùng gả cho một người, cháu gái trở thành Hoàng hậu cao quý nhưng cô ruột chỉ có sơ phong tần, khoảng cách giữa hai người là 4 bậc, chuyện này thật sự rất hiếm thấy trong lịch sử phong kiến Trung Hoa.

Số phận của hai cô cháu cũng có một khoảng cách rất lớn.

Chuyện về 2 cô cháu gả cho Hoàng đế nhà Thanh: Cháu gái được phong làm Hoàng hậu trong khi cô ruột chỉ là phi tần cô độc suốt 47 năm - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Sau khi được sách lập làm Hoàng hậu, A Lỗ Đặc thị đã trải qua khoảng thời gian hạnh phúc ngắn ngủi với Hoàng đế Đồng Trị. Tuy nhiên, dù được Hoàng đế sủng ái nhưng cuộc sống của A Lỗ Đặc thị không thật sự yên ổn, bởi vì Từ Hi Thái hậu không thích vị Hoàng hậu này.

Năm Đồng Trị thứ 13, Hoàng đế Đồng Trị băng hà khi mới 18 tuổi, là Hoàng đế yểu mệnh nhất trong lịch sử nhà Thanh. Sau đó, Lưỡng cung Thái hậu đã đưa Tải Điềm lên kế vị, tức Hoàng đế Quang Tự.

Bởi vì Hoàng đế Đồng Trị và Hoàng đế Quang Tự ngang hàng nên A Lỗ Đặc thị chỉ không thể xưng là Thái hậu, do đó Lưỡng cung Thái hậu đã ban huy hiệu Gia Thuận Hoàng hậu cho A Lỗ Đặc thị vì muốn phân biệt với Hoàng hậu sau này của Hoàng đế Quang Tự.

Hơn 70 ngày sau khi Hoàng đế Đồng Trị băng hà, Gia Thuận Hoàng hậu cũng qua đời ở tuổi 20. Theo một số tài liệu lịch sử ghi chép, A Lỗ Đặc thị qua đời vì bạo bệnh nhưng cũng có thuyết cho rằng nàng đã tuyệt thực hoặc bị Từ Hi Thái hậu ban rượu độc.

Còn về Tuần tần A Lỗ Đặc thị, sau khi nhập cung bà đã trải qua cuộc sống an nhàn hơn cháu gái. Năm Đồng Trị thứ 13, trước khi Hoàng đế Đồng Trị băng hà, bà được tấn phong thành Tuần phi do ý chỉ của Lưỡng cung Thái hậu.

 

Năm Quang Tự thứ 20, Hoàng đế Quang Tự tấn tôn cho bà làm Tuần Quý phi. Về sau, khi Phổ Nghi kế vị đã tấn tôn bà lên Tuần Hoàng Quý phi và được chuyển đến sống tại Trữ Tú cung, nơi cháu gái của bà từng sống.

Năm Dân Quốc thứ 2, sau khi triều Thanh sụp đổ, Hoàng đế Phổ Nghi đã tôn hiệu mới cho bà là Trang Hòa Hoàng Quý phi.

Năm Dân Quốc thứ 10, Hoàng Quý phi qua đời sau một cơn bạo bệnh, thọ 64 tuổi.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm