Chuyện về nàng sủng phi nhà Tống vừa nhập cung đã đánh mất ngôi vị Hoàng hậu vào tay kẻ khác, đến khi chết mới được làm Mẫu nghi thiên hạ
Chiêm ngưỡng 10 nhà thờ có kiến trúc hoành tráng nhất thế giới / Vua Việt nào cởi hoàng bào đắp cho thủ cấp tướng Mông Cổ?
Tống Nhân Tông Triệu Trinh vốn là một vị Hoàng đế nổi tiếng háo sắc, hoang dâm vô độ, dù xung quanh luôn có nhiều mỹ nhân nhưng ông vẫn không ngừng nạp phi tần vào hậu cung. Tống Nhân Tông kế vị ngôi báu khi mới 12 tuổi, lúc đó vì Hoàng đế quá nhỏ nên quyền cai quản đất nước thuộc về Lưu Thái hậu.
Trương Mỹ nhân là một sủng phi của Tống Nhân Tông. Dù được Hoàng đế vô cùng yêu thương, đến chết vẫn lưu luyến nhưng sử sách không ghi chép rõ tên thật và ngày tháng năm sinh của nàng, chỉ biết quê quán ở huyện Thanh Hà, Bối Châu (nay là huyện Thanh Hà, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc).
Tằng tổ (ông cố) của Trương Mỹ nhân là Trương Mỹ, Tả Kỵ Vệ thượng tướng quân Bắc Tống. Tổ phụ (ông nội) của Trương Mỹ nhân là Trương Thủ Anh. Trong "Hoàng Tống Thông Giám Trường Biên Kỉ Sự Bổn Mạt" có ghi chép, năm Thiên Thánh thứ 1, Trương thị và Quách thị cùng nhập cung, tham gia ứng tuyển vị trí Hoàng hậu của Tống Nhân Tông.
Lúc đó, ngay từ cái nhìn đầu tiên, Tống Nhân Tông đã phải lòng trước dung mạo diễm lệ của Trương thị và muốn lập nàng làm Hoàng hậu nhưng bị Lưu Thái hậu cản lại. Nguyên nhân là vì Lưu Thái hậu đã quyết định chọn Quách thị làm Hoàng hậu, trong khi đó Tống Nhân Tông vẫn chưa có thực quyền nên đành nghe theo ý của Lưu Thái hậu.
Năm Thiên Thánh thứ 2, Quách thị được sách lập làm Hoàng hậu. Lúc đó Tống Nhân Tông 14 tuổi, Quách thị 12 tuổi còn Trương thị cũng tầm trên dưới 12 tuổi. Đến năm Thiên Thánh thứ 4, Trương thị mới được phong làm Tài nhân.
Năm Thiên Thánh thứ 6, Trương Tài nhân bất ngờ bệnh nặng. Hoàng đế vì muốn đem may mắn đến cho Trương thị nên đã hạ chỉ tấn phong nàng lên thân phận Mỹ nhân. Tuy nhiên, chỉ 5 ngày sau, Trương thị trở nặng rồi qua đời.
Năm Minh Đạo thứ 2, Lưu Thái hậu qua đời, Tống Nhân Tông đích thân nắm quyền triều chính và muốn phế truất Quách thị nhưng bị các đại thần cản lại. Tháng 11 cùng năm, dựa theo ý chỉ của Hoàng đế, Trương thị đã mất nhiều năm trước được truy phong làm Hoàng hậu nhưng không lập miếu thờ.
Sau khi truy phong, nàng được bồi táng tại Vĩnh Chiêu Lăng. Về vấn đề Trương thị có được ban thụy hiệu hay không, đến hiện tại vẫn chưa thể xác minh. Vào thời điểm này, Tống Nhân Tông còn hạ lệnh truy tặng tổ phụ Trương Thủ Anh của Trương thị làm Quan sát sử ở Đặng Châu.
Cùng tháng 11 năm đó, Quách thị chính thức bị phế truất. Một năm sau, Tống Nhân Tông lập Tào thị Hoàng hậu tiếp theo.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ngư dân bất ngờ vớt được khối gỗ ước tính hơn 3.455 tỷ đồng
Nhặt bừa viên đá chặn cửa nhiều thập kỷ, cụ bà đến khi mất cũng không biết mình từng sở hữu báu vật
Chỉ 4 cao thủ có thể đánh bại Cưu Ma Trí trong Thiên Long Bát Bộ: Ba trong đó là sư huynh đệ
Cận cảnh khu mộ 50 tỷ đồng của vợ cũ vị đại gia nổi tiếng nhất Bình Dương
CLIP: Quạ đen phản đòn xuất sắc, hạ gục chim ưng để thoát hiểm
Khi Gia Cát Lượng qua đời, cả Thục Hán đau buồn để tang, duy chỉ duy nhất 1 kẻ ăn mừng, thân thế mới gây bất ngờ