Chuyện về người đẹp Nghệ An làm Minh phi của vua Lê Thánh Tông
Giải mã bí ẩn về đội quân Bát Kỳ của triều đại nhà Thanh một thời 'làm mưa làm gió' / Tộc Nữ Chân đã khôi phục nhà Kim, ‘xóa sổ’ nhà Minh và thống nhất Trung Nguyên như thế nào?
Bà Nguyễn Thị Hà là hậu duệ của họ Nguyễn ở làng Tam Lãng, xã Nam Kim - một vùng đất trù phú dưới chân núi Thiên Nhẫn - nơi Vua Lê Thái Tổ từng xây dựng thành Lục Niên chống quân Minh ở thế kỷ 15. Ảnh: Huy Thư
Theo gia phả của họ Nguyễn đại tôn ở làng Tam Lãng, bà Nguyễn Thị Hà xuất thân trong một gia đình có dòng dõi quyền quý, nhiều đời làm quan. Cha của bà là ông Nguyễn Huệ Thành - Giám sinh Quốc Tử Giám, tả đô đốc chưởng phủ sự thời Lê. Ảnh: Huy Thư
Tương truyền, bà Nguyễn Thị Hà không chỉ có nhan sắc tuyệt trần, mà còn là người con gái đoan trang, nết na, công dung ngôn hạnh, thuần thục cầm kỳ thi họa. Tiếng thơm về sắc đẹp của bà Nguyễn Thị Hà đã bay ra tận Thăng Long. Bà đã được tiến cung dưới triều Vua Lê Thánh Tông (1460 - 1497) và chẳng bao lâu được phong tới tước Minh phi, chỉ đứng sau Hoàng hậu và Quý phi. Ảnh: Huy Thư
Trong suốt thời gian ở cung, Minh phi Nguyễn Thị Hà luôn làm tròn bổn phận của một người vợ hiền, chung sống hòa thuận với các cung phi mỹ nữ khác, giữ gìn khuôn phép nơi hậu cung,… góp phần giúp nhà vua yên tâm lo việc nước. Bà Nguyễn Thị Hà được làm Minh phi của Vua Lê Thánh Tông là một vinh hạnh lớn không chỉ của dòng họ Nguyễn mà còn của quê hương làng Tam Lãng, tổng Nam Hoa... Nhờ ân sủng của nhà vua đối với Minh phi mà làng Tam Lãng được miễn trừ thuế má, phu phen, tạp dịch, hàng năm còn được hưởng các bổng lộc khác... Trong ảnh: Mộ của Minh phi Nguyễn Thị Hà (làng Tam Lãng, xã Nam Kim, Nam Đàn). Ảnh: Huy Thư
Sau khi Vua Lê Thánh Tông mất, Minh phi Nguyễn Thị Hà do không có con nên bà đã xin triều đình cho hồi hương. Những năm tháng sống ở quê, bà đã làm nhiều việc công đức, dành nhiều của cải, bổng lộc tích góp được làm từ thiện như tế bần cứu khổ, xây dựng chùa chiền… Bà mất ngày 18/12 âm lịch (chưa rõ năm), được an táng ở cánh đồng Nậy. Theo nguyện vọng của bà, sau khi bà mất, số ruộng đất và tài sản tư trang của bà được chia đôi, một phần để cho dòng họ Nguyễn làm hương hỏa, số còn lại cúng vào chùa để dân làng thay phiên nhau cày cấy. Ảnh: Huy Thư
Để tưởng nhớ công lao của Minh phi Nguyễn Thị Hà, triều đình nhà Lê đã cấp tiền cho dân làng xây lăng và lập đền thờ bà ở làng Tam Lãng để quanh năm hương khói. Những năm lũ lụt, đền thờ của Minh phi được con cháu họ Nguyễn dời lên núi, nay lại đưa về tọa lạc giữa cánh đồng làng. Dân gian thường gọi là đền bà chúa Lãng. Ảnh: Huy Thư
Triều đình nhà Lê sắc phong cho bà là “Thánh đế Minh Phi Nguyễn thị, Lãng thục, Huy nhu, Diệu ứng, Chiêu cảm, Hiển hựu” , tặng phong là “Từ ý Thánh phi". Trải qua các triều đại Lê, Nguyễn đều có sắc phong thần cho bà và lệnh cho xã Nam Kim “tòng tiền phụng sự”. Ông Nguyễn Kim Thành, người trông coi nhà thờ họ Nguyễn đại tôn và di tích đền bà chúa Lãng cho biết, tại đền còn lưu giữ 1 sắc phong của triều Nguyễn niên hiệu Khải Định năm thứ 9 (1924). Ảnh: Huy Thư
Đền lăng mộ bà chúa Lãng đã được công nhận là Di tích lịch sử cấp tỉnh năm 2014. Hơn 5 thế kỷ trôi qua, trong tâm thức của người dân Nam Hoa - Nam Kim, hình ảnh Minh phi Nguyễn Thị Hà - bà chúa Lãng hay bà chúa Nhâm vẫn đẹp lung linh như là một vị Thánh Mẫu từ bi và độ lượng. Ảnh: Huy Thư
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
4 loài tưởng tuyệt chủng bỗng trở lại đầy bí ẩn: Số 2 ‘hồi sinh’ kỳ diệu ở Việt Nam, chấn động cả thế giới
Tại sao người xưa có câu: 'Dại xây nhà hướng Tây, ngốc mua đất cạnh chùa'?
10 nhân vật thông minh kiệt xuất của Trung Quốc: Gia Cát Lượng không vào được top 3, số 1 là người ai cũng biết
Người phụ nữ lẳng lơ nhất thời Tam Quốc là ai mà đến cả cháu trai cũng không tha?
Bí ẩn dòng họ lâu đời nhất Việt Nam, có từ thời Vua Hùng: Tên rất lạ, gắn liền với loạt huyền tích
Khám phá loài động vật xấu xí nhất thế giới, chỉ nhìn 1 lần cũng gây ám ảnh cả đời