Clip: Báo hoa mai suýt bỏ mạng vì chọn trăn đá châu Phi khổng lồ làm con mồi đi săn
Clip: "Giả chết như thật" con chó hoang nhanh trí thoát chết nanh vuốt của sư tử / Những việc phi tần bị ép buộc phải làm trước khi tuẫn táng theo hoàng đế. Đó là gì?
Có một kinh nghiệm khi đi tham quan, du lịch ở vùng thiên nhiên hoang dã châu Phi đó là hãy đảm bảo bạn luôn đem theo trong người các thiết bị có thể quay phát, chụp hình, bởi vì nơi đây luôn ẩn chứa những màn rượt đuổi, săn bắt từ những sinh vật quý hiếm, thú vị. Nếu gặp may bạn sẽ có thể chộp được những khoảnh khắc có một không hai đó và khiến bạn bè, cư dân mạng phải trầm trồ, thán phục.
Giống như trường hợp của chị Suzie Moll đã quay được thước phim để đời, lưu lại cuộc chiến đấu ác liệt giữa báo hoa mai và một con trăn đá châu Phi khổng lồ.
Theo đó, Suzie Moll và chồng của mình đã đến du lịch tại khu trại Beyond Kichwa Tembo nằm trong vùng Mara Triangle thuộc Công viên bảo tồn quốc gia Maasai, Kenya. Để thuận tiện cho chuyến tham quan, tìm hiểu, hai vợ chồng nhà Moll đã thuê thêm anh Oscar Taiwa làm hướng dẫn viên riêng cho mình.
Cả 3 người thuê riêng một chiếc xe ô tô và cùng nhau ngao du trên những cung đường tuyệt đẹp của vùng hoang mạc Đông Phi.
Cặp khách du lịch tỏ ra đặc biệt thích thú với những loài động vật hoang dã bắt gặp ở trên đường và những bụi rậm ở đây. Nắm bắt được sở thích của những vị khách, hướng dẫn viên Taiwa đã chở họ đến khu vực bụi rậm, nơi mà báo hoa mai thường hay săn mồi ở đây.
May mắn đã mỉm cười với gia đình nhà Moll, vừa đến nơi, họ đã phát hiện một con báo hoa mai đang lẩn vẩn trong khu vực và có vẻ chú ý đến thứ gì đó ở trên bãi cỏ.
Clip nguồn: LatestSightings.
Với kinh nghiệm lâu năm trong ngành, Taiwa nhìn cái là biết con báo đang chuẩn bị cho một cuộc săn mồi. Do đó, anh chàng hướng dẫn viên đã dừng xe lại và bảo những vị khách của mình chuẩn bị hành trang để chuẩn bị cho những thước phim thú vị.
Sau một hồi kiên nhẫn quan sát, sinh vật bí ẩn đã lộ thân phận, thì ra ẩn nấp dưới bãi cỏ là một con trăn đá châu Phi khổng lồ.
Đây là loài sinh vật có kích thước cơ thể lớn nhất trong họ nhà rắn. Chúng thường tập trung nhiều ở phía Nam sa mạc Sahara, từ Senegal tới Ethiopia và Somalia. Đây là loài động vật hung dữ, sẵn sàng tấn công mọi loài động vật xuất hiện trước mắt. Địa bàn hoạt động của trăn đá là các bãi đồng cỏ, khu vực gần bờ nước (sông, suối, đầm lầy... ) hay vùng cận rừng.
Một con trăn đá trưởng thành có thể dài đến tận 10 m và cũng là loài trăn khỏe nhất ở châu Phi. Loài trăn khổng lồ này thường xuyên tấn công con người, thậm chí nuốt chửng những đứa trẻ và người trưởng thành. Vì vậy mà một số bộ tộc ở châu Phi còn gọi chúng là “trăn ăn thịt người”.
Sinh vật bí ẩn dưới bãi cỏ thì ra là một con trăn đá châu Phi khổng lồ. |
Cuộc chiến gay cấn giữa một bên là loài động vật săn mồi có thân pháp nhanh nhẹn và một bên là loài bò sát to lớn có sức mạnh vô địch.
Mặc dù con báo hoa mai là kẻ chủ động tấn công trước, tuy nhiên trước sự già dơ của mình, con trăn đá vẫn có thể dùng thân mình cuốn gọn con báo vào trong. Đây là ngón đòn quen thuộc của trăn khi đi săn mồi, với sức mạnh của mình, nó sẽ siết chặt và khiến xương cốt con mồi bị vỡ nát rồi sau đó nuốt chửng.
Trong một khoảnh khắc, tưởng như con báo đã chịu thua khi bắt đầu có dấu hiệu của việc nghẹt thở thì bỗng nhiên, với thân thủ nhanh nhẹn trời sinh, nó đã thoát khỏi thế kèm cặp của con trăn và quay lại trả đòn bằng những miếng cào, cắn sở trường của mình.
Cuối cùng, chiến thắng đã gọi tên con báo. Những vết thương chí mạng khắp người đã khiến con trăn không thể nào trụ vững trong cuộc chiến sinh tồn và đành chấp nhận trở thành bữa ăn cho kẻ chiến thắng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Là chủ của Thiên Đình, tại sao Ngọc Hoàng lại sợ hãi đến trốn cả vào gầm bàn, phải nhờ cậy Phật Tổ Như Lai khi Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung?
Ai được xem là ‘nhà thơ của làng cảnh Việt Nam’ ? Có bài thơ người Việt nào cũng thuộc
Nhà thơ 'lười' nhất lịch sử: Cả đời chỉ sáng tác một bài hai câu thơ, được truyền muôn đời
Bài toán hóc búa của thầy giáo Việt Nam trong đề thi Olympic: Độ khó khiến nhiều nước muốn loại bỏ
Ảnh minh họa.