Có bàn tay đặc biệt, nữ nhân này được Hoàng đế sủng hạnh, 14 tháng hoài thai hạ sinh long chủng liền bị ban chết với lý do khó tin
Lăng mộ có cỗ quan tài lớn hơn hoàng đế cùng thời: Đội khảo cổ chuẩn bị mở nắp thì có người tới ngăn cản! / Hoàng hậu công khai hoang dâm trước mặt Hoàng đế, càng "qua mặt" càng được sủng ái
Được Hoàng đế sủng ái vì bàn tay luôn nắm chặt
Hiếu Vũ Triệu Tiệp dư (113 TCN - 88 TCN), thường được gọi là Câu Dặc phu nhân là một phi tần của Hán Vũ Đế Lưu Triệt, còn được biết đến là mẹ đẻ của Hán Chiêu Đế Lưu Phất Lăng.
Truyền thuyết về cái chết của bà rất nổi tiếng trong lịch sử. Tương truyền khi đó, Hán Vũ Đế tuổi đã cao, chỉ định con út Lưu Phất Lăng làm Thái tử. Lo sợ việc Thái tử kế vị còn quá nhỏ tuổi mà Triệu Tiệp dư còn trẻ sẽ làm Hoàng Thái hậu, lâm triều xưng chế như Lữ hậu trước kia, nên Hán Vũ Đế đã ra lệnh xử tử bà.
Triệu Tiệp dư người huyện Vũ Viên thuộc Hà Giang quốc, nay là huyện Túc Ninh, tỉnh Hà Bắc. Cha của bà vốn phạm tội, bị xử cung hình trở thành hoạn quan. Bà nổi tiếng bởi từ lúc sinh ra cho tới khi lớn lên, bàn tay luôn nắm chặt, không một lần xoè ra. Và đây cũng là điểm khiến bà thu hút được sự chú ý của long nhan, được đưa về cung hưởng vinh sủng.
Chuyện kể rằng, Hán Vũ Đế thị sát vùng Hà Giang, nghe một quẻ bói nói rằng ở đây Hoàng đế sẽ có đại cát, vì vùng này có kỳ nữ, Hán Vũ Đế lập tức sai người tìm kiếm. Nghe được câu chuyện lạ về Triệu thị, Hán Vũ Đế liền triệu kiến. Khi gặp Vũ Đế, tay của Triệu thị bỗng nhiên xòe ra được, bên trong tay nắm rõ một cái móc bằng ngọc, từ đó bà có biệt danh Quyền phu nhân. Quyền phu nhân Triệu thị tiếp tục được phong làm Tiệp dư, cư ngụ tại Câu Dặc cung, được gọi là Câu Dặc phu nhân.
Năm Thái Thủy thứ 3 (94 TCN), Triệu Tiệp dư hạ sinh con trai thứ sáu và cùng là con trai út của Hán Vũ Đế - Hoàng tử Lưu Phất Lăng. Tương truyền, Triệu thị mang thai tới 14 tháng, bằng số thời gian mà Đế Nghiêu được mang thai; sử quan biết chuyện tâu lên chúc mừng, Hán Vũ Đế tuổi già nghe tin ấy mà mừng vui, hạ chiếu đổi tên cửa của Câu Dặc cung làm Nghiêu Mẫu môn.
Chọn cái chết để con trai lên ngôi
Năm Chinh Hòa thứ 2 (91 TCN), phát sinh Họa Vu cổ. Lệ Thái tử Lưu Cứ cùng Hoàng hậu Vệ Tử Phu đều bị phế truất, ngôi vị Thái tử của Hán Vũ Đế bị để trống. Vào lúc này, những người con trai khác của Hán Vũ Đế bắt đầu có ý nhòm ngó đến ngôi vị Thái tử. Hán Vũ Đế cho rằng Lưu Phất Lăng tuy chỉ mới 6 tuổi nhưng rất thông minh, dự bị lập làm Thái tử.
Năm Hậu Nguyên nguyên niên (88 TCN), Triệu Tiệp dư đột ngột qua đời. Cái chết của Triệu Tiệp dư cho đến nay vẫn là một truyền thuyết nổi tiếng trong lịch sử. Sách Hán thư lại ghi rằng, khi ấy Hán Vũ Đế nghỉ ở Cam Tuyền cung, Triệu Tiệp dư theo hầu làm sai, bị quở trách, Tiệp dư buồn bực mà chết.
Tuy Hán thư của Ban Cố ghi lại Triệu thị vì bị khiển trách, sinh buồn bực mà mất, thế nhưng truyền thuyết lưu truyền lại một câu chuyện hoàn toàn khác biệt, đều cho rằng chính Hán Vũ Đế đã giết chết Triệu Tiệp dư. Câu chuyện của đại thần Chủ Thiếu Tôn được ghi trong Sử ký đặc biệt có thuật lại sự việc này, và thường được xem là nguyên nhân thật sự dẫn đến cái chết của bà như sau:
Hoàng đế ở Cam Tuyền cung, cho họa sư vẽ bức họa Chu Công ôm Chu Thành vương tiếp kiến chư hầu. Vì thế quần thần đều biết Hoàng đế có ý lập con trai út kế vị, tức Phất Lăng. Mấy ngày sau, Hoàng đế trách cứ Câu Dặc phu nhân, bà bèn tháo xuống trâm cài, hoa tai, dập đầu thỉnh tội.
Hoàng đế sai người đem phu nhân lôi đi, đưa đến cung đình ngục giam cầm. Triệu thị quay đầu lại nhìn, Hoàng đế nói: “Đi mau, ngươi không sống nổi!”. Không lâu Triệu thị chết ở Vân Dương cung. Lúc ấy gió bão quét tro bụi lên đầy trời, dân chúng đều cảm thán đau thương. Sứ giả trong cung nâng quan tài bà đi mai táng.
Sau đó, Hoàng đế biết trong dân gian và cung đình đều bất bình trước quyết định xử tử Câu Dặc phu nhân, bèn hỏi chuyện các quan tả hữu rằng: "Người bên ngoài đang nói gì?". Thị tòng hồi đáp: "Bên ngoài hỏi nếu đã chọn lập người con, cớ sao còn bỏ đi người mẹ?".
Hoàng đế ung dung trả lời: "A! Những kẻ ngu độn các ngươi vẫn chưa hiểu ư? Từ xưa đến nay, triều đại hỗn loạn, căn nguyên cũng vì 'Chủ thiếu Mẫu tráng'. Nữ chủ độc quyền trong cung cấm, kiêu căng chuyên quyền, gây ra chuyện dâm loạn, lũng đoạn triều cương. Các ngươi chưa nghe qua cớ sự của Lữ hậu ư?".
Căn nguyên của vấn đề vốn bắt nguồn từ việc Vũ Đế khi đó đã 66 tuổi, sợ rằng sau khi mình qua đời, Câu Dặc Phu nhân vẫn còn trẻ trung sẽ buông rèm nhiếp chính, lũng đoạn triều cương nên buộc phải giết bà để Tân đế có thể lên ngôi. Vì tương lai của con trai mình, Câu Dặc Phu nhân đành phải đi vào cửa tử.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách