Dùng nhan sắc mê hoặc Hoàng đế, Quý phi chết thảm cũng vì... quá đẹp
Hoàng thượng ban thưởng 'hạt dưa vàng' là có ý gì? Tại sao có thể làm triều thần vui vẻ, phi tần ngất ngây? / Xấu tới mức bị rẻ rúng nhưng nhờ một lời phán đã khiến người phụ nữ da đen thô kệch trở thành phi tần được Hoàng đế sủng ái và sống cuộc đời vinh quang vô hạn
Thời Nam triều, hoàng đế nhà Trần là Trần Thúc Bảo nổi tiếng là kẻ bất tài, triều chính chẳng buồn quan tâm, sa vào tửu sắc, say mê văn thơ, âm nhạc. Từ khi kế vị đến khi bị nhà Tùy tiêu diệt, Trần Thúc Bảo chỉ duy trì quốc gia được 7 năm.
Sau khi mất nước, Trần Thúc Bảo vẫn được Tùy Văn Đế Dương Kiên đối đãi đầy đủ, vì vậy mỗi ngày đều sống trong mơ màng, năm 52 tuổi thì bệnh chết ở Lạc Dương. Nhiều sử gia đặt câu hỏi, suốt những năm sống mơ màng như vậy, Trần Thúc bảo có thường nhớ đến hình bóng xinh đẹp, mỹ nhân được cho là hồng nhan họa thủy Trương Lệ Hoa.
Sử chép lại, Trương Lệ Hoa xuất thân từ gia đình theo nghiệp nhà binh ở Dương Châu, Giang Nam. Thế nhưng đến đời cha mẹ nàng, gia đình lại rơi vào cảnh túng quẫn, bần hàn, cha và anh trai của Lệ Hoa phải đi đan chiếu kiếm sống.
Đến năm 10 tuổi, Trương Lệ Hoa nhờ khuôn mặt xinh đẹp mà được tuyển vào cung làm thị nữ, phục vụ hoàng thái tử Trần Thúc Bảo. Thực tế lúc này thiên hạ đã loạn tự lâu, cung nữ được tuyển vào phục vụ hoàng thất sẽ không bị quá nhiều quy định ràng buộc, thân phận cũng không bị giới hạn, cho dù là con nhà nông cũng có thể vào cung làm việc. Chính vì vậy, Trương Lệ Hoa đã nắm bắt cơ hội này.
Vào cung không lâu, bằng nhan sắc trời cho của mình, Trương Lệ Hoa được hoàng thái tử Trần Thúc Bảo chú ý và lâm hạnh. Vì nhận được sủng ái liên tục, rất nhanh Trương Lệ Hoa đã có thai, sinh hạ người con trai thứ tư cho Thái tử, đặt tên là Trần Thâm. Liền ngay sau đó, Lệ Hoa lại sinh hạ người con thứ 8 cho Trần Thúc Bảo là Trần Trang.
Khi Trần Thúc Bảo kế vị, trở thành hoàng đế nước Trần Trương Lệ Hoa được phong là quý phi, quyền lực rất lớn, thậm chí còn qua mặt cả hoàng hậu. Khi Trần Thúc Bảo bị thương, ngay cả hoàng hậu ông cũng không gặp, chỉ để một mình quý phi Trương Lệ Hoa hầu hạ, đủ thấy vị mỹ nhân này được sủng ái cỡ nào.
Chưa dừng lại ở đó, Trần Thúc Bảo còn hoang đường đến mức dẫn theo cả Trương Lệ Hoa lâm triều. Vốn từ trước đã quy định, hậu phi tuyệt đối không được tham gia vào triều chính, nếu như vi phạm chém chết không tha. Thế nhưng thời kỳ đó thiên hạ đại loạn, cung quy cũng không còn nghiêm ngặt được nữa.
Quý phi vào triều cùng hoàng đế
Trương Lệ Hoa không những ung dung vào triều mà khi vào triều rồi, nàng cũng không đứng bên cạnh hoàng đế giống như các vị đại thần khác. Mỹ nhân này ngồi trên đùi hoàng đế, thi thoảng hai người còn âu yếm nhau, khiến quần thần khó có thể nhẫn nhịn.
Tệ nhất chính là, vì thường xuyên phải vào triều nghe chuyện chính sự, dần dần Trương Lệ Hoa bắt đầu nhúng tay vào chuyện triều đình. Nàng cậy vào sự sủng ái của Trần Thúc Bảo, công khai nâng đỡ một nhóm quan lại thân tín, diệt trừ người trái ý mình.
Sau đó, Lệ Hoa còn mời thầy cúng vào hoàng cung lập đàn tế tự, bày đủ cho mê tín dị đoan để mê hoặc hoàng đế, được hoàng đế tin theo. Từ đó, bị quý phi quyền khuynh thiên hạn, ngang nhiên phê sớ tấu, tùy tiện phong tước, nhận hối lộ, kéo bè kết phái. Cứ như vậy, triều đình không còn kỷ cương, rất nhanh thì rối loạn.
Khi nhà Tùy dẫn quân tấn công Nam triều, Tấn Vương Dương Quảng bao vây cả hoàng cung. Trần Thúc Bảo không chạy kịp chỉ còn cách dẫn theo Trương Lệ Hoa trốn dưới một giếng cạn trong Ngự Uyển. Thế nhưng cuối cùng, cả hai vẫn bị quân Tùy tìm thấy và bắt gọn.
Theo sử ghi, khi nhìn thấy Trương Lệ Hoa, Dương Quảng cũng bị sắc đẹp diễm lệ vô song của nàng mà mê đảo, định đưa nàng về làm phi của mình. Thế nhưng Trưởng sử Cao Quýnh thấy vậy vội vàng can ngăn, nói rằng Trương Lệ Hoa chẳng khác nào Đát Kỷ, là một yêu cơ mê hoặc quân vương, giữ lại sẽ gặp họa.
Nghe vậy, Dương Quảng mặc dù vô cùng thương tiếc mỹ nữ nhưng chuyện đại sự quốc gia vẫn quan trọng hơn, vì vậy nén đau sai người giết chết Trương Lệ Hoa. Có thể nói, vì quá đẹp, Trương Lệ Hoa từ chỗ được sủng ái bậc nhất cuối cùng cũng hương tiêu ngọc vẫn. Đây là kết cục đã được định trước.
Tuy vậy, khi xét lại, các sử gia nhận rằng, dù Trương Lệ Hoa có không can dự vào triều chính, Trần Thúc Bảo vẫn sẽ thua trận, Nam Trần vẫn sẽ diệt vọng.
Thực tế, Nam Trần vốn là một nước nhỏ, các mặt kinh tế, quân sự đều không thể địch lại nhà Tùy. Tính riêng đến chuyện chiến tranh. Tùy Văn Đế tiến đánh một trận đã xuất tới 50 vạn đại quân trong khi đó, toàn bộ Nam Trần, nhân khẩu thống kê tất cả già trẻ trai gái mới chỉ có 200 vạn, xin hỏi lấy gì mà đánh lại đây?
Vị Quý phi vốn là hầu gái, dù không có con nhưng vẫn được vua Càn Long sủng áiDù xuất thân nhỏ bé nhưng Cao thị lại có ngoại hình nổi bật và tình cách dịu dàng. Nàng được Ung Chính Đế tuyển chọn nhập phủ hầu hạ Bảo Thân vương Hoằng Lịch, cũng chính là Càn Long Đế sau này.
Không lâu sau, nàng tiếp tục được Ung Chính Đế tấn thăng làm Trắc Phúc tấn, địa vị chỉ sau Đích Phúc tấn Phú Sát thị.
Sau khi Ung Chính Đế băng hà, Bảo Thân Vương Hoàng Lịch kế vị. Lúc này dù vẫn chưa sinh được người con nào cho ông nhưng Cao thị vẫn được lập làm Quý phi, thân phận chỉ dưới Phú Sát Hoàng hậu.
Thậm chí sau đó, cả giả tộc Bao y họ Cao đều được nâng kỳ, nhập thành Mãn Châu Tương Hoàng kỳ, thân phận Bao y hoàn toàn được gột rửa, giúp tăng địa vị và thân phận của Cao Quý phi trong hậu cung lên hơn bao giờ hết.
Kể từ khi được gả cho Càn Long Đế, Cao Quý phi luôn nhận được sủng ái, điều đó khiến Phú Sát Hoàng hậu rất ghen tỵ. Mỗi khi nàng bị bệnh, Hoàng đế luôn rất lo lắng và ban cho cô những loại thảo dược tốt nhất.
Trong một lần Cao Quý phi lâm trọng bệnh, Càn Long Đế rất đau lòng. Để có thể khiến tâm trạng nàng vui vẻ, Càn Long Đế ra chỉ dụ nâng lên thành Hoàng quý phi, đây cũng là lần đầu tiên trong hậu cung của ông có địa vị phi tần này.
Đáng tiếc, Hoàng quý phi Cao thị không thể qua khỏi và mất khi mới 34 tuổi. Càn Long Đế rất thương tiếc, thường làm thơ điếu tặng nàng và gọi là "Tuệ Hiền Hoàng quý phi".
Ngoài Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu, thì Tuệ Hiền Hoàng quý phi là phi tần duy nhất khiến Càn Long Đế qua nhiều năm vẫn giữ việc viết thơ tưởng nhớ như vậy.
Sau khi Dụ Lăng được hoàn thành, Tuệ Hiền Hoàng quý phi được chuyển vào an táng tại đây, bên cạnh Hiếu Hiền Thuần hoàng hậu và Triết Mẫn Hoàng quý phi. Nàng cũng là một trong số 5 vị hậu phi hiếm hoi được an táng cùng Càn Long Đế trong địa cung của Dụ Lăng.
Chưa hết, sau này khi Gia Khanh Đế lên ngôi, đổi họ "Cao thị" của Tuệ Hiền Hoàng quý phi thành "Cao Giai thị", xếp vào một trong những quý tộc Mãn Châu.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bài toán hóc búa của thầy giáo Việt Nam trong đề thi Olympic: Độ khó khiến nhiều nước muốn loại bỏ
Thần đồng toán học Việt Nam trở thành GS Vật Lý nổi tiếng thế giới: Từng được kỳ vọng đạt giải Nobel
'Thần đồng' Việt Nam nhỏ tuổi nhất đạt HCV Olympic Toán: Được Pháp phong hàm Giáo sư hạng đặc biệt
Thầy giáo đầu tiên ở Việt Nam mở trường phổ thông dân lập: Từng ra đề cho Olympic toán học quốc tế
Nhà thơ 'lười' nhất lịch sử: Cả đời chỉ sáng tác một bài hai câu thơ, được truyền muôn đời
Ai được xem là ‘nhà thơ của làng cảnh Việt Nam’ ? Có bài thơ người Việt nào cũng thuộc