Cô gái tự nhận là hậu duệ của Từ Hi Thái hậu, đeo bộ móng tay giả đến chương trình thẩm định - Chuyên gia tuyên bố bất ngờ
Chiêm ngưỡng bảo vật bí ẩn của Nhật hoàng / Châu Âu thuở 'bốc mùi': Vua chúa mê mẩn hương người lâu ngày không tắm, say đắm mùi hôi nách như bảo vật tình yêu
Chương trình "Kiểm định bảo vật" của đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV là một trong những chương trình ăn khách và nhiều mùa phát sóng nhất tại đất nước tỷ dân. Trong mỗi tập phát sóng, các vị khách mời sẽ mang đến một món đồ mà họ coi là cổ vật hoặc bảo vật có giá trị để nhóm chuyên gia thẩm định định giá.
Điều thú vị là khách mời tham gia chương trình có thể là bất cứ ai: Từ các nhà sưu tập đồ cổ, những người nông dân tình cờ sở hữu bảo vật, cho tới hậu duệ của các nhân vật lẫy lừng, một tập phát sóng thậm chí còn xuất hiện cháu trai 7 đời của vua Càn Long.
Trong một tập phát sóng khác của "Kiểm định bảo vật", một cô gái trẻ cũng tự nhận mình là người có quan hệ huyết thống với Từ Hi Thái hậu, cô thuộc gia tộc Mãn Châu hùng mạnh - Qua Nhĩ Giai thị.
Bước lên sân khấu chương trình, cô mang đến một bộ móng giả làm bằng ngọc, có tổng cộng 5 chiếc, trông rất giống những bộ móng cung nữ nhà Thanh thường đeo trong phim truyền hình. Móng tay giả hay còn được gọi là "hộ giáp" là đồ trang sức được ưa chuộng nhất vào thời nhà Thanh (1636 - 1912).
Theo các chuyên gia, phụ nữ quý tộc Mãn Thanh rất chú trọng sự cân đối trong trang phục: Mái tóc chia đôi, chân đi giày cao nhưng ống tay áo của họ lại quá dài, che đi các ngón tay làm mất nét mảnh mai, thanh tú. Chính vì vậy, người ta nghĩ ra cách đeo thêm móng tay giả làm từ vàng, ngọc, mai rùa... để tạo điểm nhấn.
Lịch sử ghi chép Từ Hi Thái hậu sinh thời cũng rất thích đeo móng tay giả làm bằng vàng và ngọc trai. Bà đeo hộ giáp bằng vàng ở bên tay phải, hộ giáp ngọc trai ở bên trái, vừa để làm đẹp, vừa để bảo vệ móng tay.
Thật hay giả?Khi thấy phản ứng của nhóm chuyên gia, chủ nhân món bảo vật vô cùng sững sờ nhưng cũng lập tức cởi bộ móng ra. Các chuyên gia giải thích rằng vừa rồi cô đã đeo sai cách rồi, đeo như vậy sẽ làm hư hỏng cổ vật!
Thực chất khi đeo hộ giáp có thể đeo tương xứng hai tay hoặc đeo một ngón duy nhất nhưng tuyệt nhiên không được đeo trên ngón tay cái.
Món đồ trang sức này vốn chỉ dành riêng cho con gái nhà quý tộc, cung nữ thời Thanh nên mỗi chiếc đều được làm theo độ dày mỏng chuẩn xác của từng ngón tay, không có chiếc nào giống chiếc nào. Những người thợ thủ công xưa nếu làm ra chiếc hộ giáp không vừa ngón tay các tiểu thư còn có thể bị trừng phạt.
Điều này đã dẫn tới một phát hiện bất thường: Trong bộ hộ giáp được mang tới chương trình, cả 5 chiếc móng ngọc đều có chung một kích thước cực kỳ chuẩn xác, vậy đây chỉ có thể là hàng giả do người hiện đại làm ra chứ không thể là đồ gia truyền từ thời Thanh.
Cô gái trẻ nghe tới đây thì vô cùng mất mặt, tuy vậy, cô vẫn mạnh dạn hỏi thêm rằng bộ sưu tập mình mang tới đáng giá bao nhiêu.
Các chuyên gia nói thực ra bộ móng này làm từ ngọc bích Hòa Điền, một trong "tứ đại ngọc" của Trung Quốc, nên cũng không phải món đồ vô giá trị. Tuy không phải cổ vật nhưng chương trình vẫn định giá nó khoảng 5.000 - 6.000 NDT (tương đương 18 - 21 triệu VNĐ).
Các chuyên gia an ủi cô gái rằng đôi khi vẫn có những trường hợp món đồ do tổ tiên để là hàng giả, có thể do thất lạc khi trao truyền qua nhiều thế hệ. Các nhà sưu tầm đồ cổ cũng nên cẩn trọng khi mua những món đồ trôi nổi trên thị trường và điều quan trọng là phải có hiểu biết sâu sắc về cổ vật chứ không nên "dốc túi" vì những lời đồn thổi vô căn cứ về giá trị món đồ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Khẩu súng đắt nhất thế giới trị giá hơn 110 tỷ: Chỉ vài người có khả năng mua, làm bằng chất liệu độc nhất
Người đàn ông mua chiếc ấm nứt vì đam mê, nào ngờ là đồ cổ 250 năm được định giá hơn 17 tỷ đồng
Không phải người ngoài hành tinh, con người có thể là sinh vật có trí tuệ duy nhất trong vũ trụ?
Ngôi chùa cổ sở hữu 4 chiếc cột gỗ quý hơn 'kim cương' giá 3400 tỷ: Người người xếp hàng vào xem!
Cặp vợ chồng sững sờ phát hiện chiếc bình sứ chắn cửa nhà suốt 36 năm lại có giá trị đến 30 tỷ đồng
Chiếc giường gỗ có giá trị nhất miền Tây: Chế tác bằng gỗ quý hàng đầu Việt Nam, trả 3 tỷ không bán