Có một sơ hở trong Tây Du Ký, yêu quái này có sức mạnh thấp nhưng lại khiến hai tiên đồng phải tôn thờ và thậm chí còn dâng cả vũ khí thần kỳ
Cát sa mạc nhiều, vì sao không dùng nó để xây dựng nhà cửa? / Tại sao đàn ngỗng luôn bay theo đội hình “V” hoặc “xương cá”? Không phải để trông đẹp mà là để tiết kiệm năng lượng
Trong mắt nhiều độc giả, Tây Du Ký là tác phẩm được tác giả Ngô Thừa Ân dùng để châm biếm hiện trạng xã hội nhà Minh. Trong thế giới Tây Du Ký, sức mạnh quyết định địa vị của nhân vật Tôn Ngộ Không. Khi sinh ra, hắn biết rằng mình không có năng lực.
Khi gặp được Bồ Đề Sư Tổ, hắn bắt đầu nổi lên và gây rối ở Thiên Cung. Sau khi bị Phật Như Lai đánh bại, hắn phải nhận Đường Tăng làm thầy và cùng sư phụ đi lấy kinh. Nói cách khác, trong thế giới Tây Du Ký, nếu không có thực lực mạnh mẽ thì không thể được người khác công nhận và tôn trọng. Vậy tại sao lại có một con yêu quái nhỏ lại được hai tiên đồng tôn thờ, thậm chí còn tặng pháp khí của thái Thượng Lão Quân cho?
Ảnh minh họa.
Trong diễn biến truyện Tây du ký, khi đến núi Bình Đỉnh (có bản dịch là Bình Đính), mấy thầy trò Đường Tăng đụng độ hai yêu quái tài phép, đa mưu là Kim Giác đại vương và Ngân Giác đại vương.
Ngự trị vùng đất Bỉnh Liên Sơn, Kim Giác đại vương và Ngân Giác đại vương là nỗi khiếp sợ của sơn thần, thổ địa. Chúng thần thông quảng đại, bắt sơn thần hàng ngày đến phục dịch chúng, giết người không ghê tay. Thế nhưng hai kẻ này lại rất hiếu thảo với nghĩa mẫu.
Bàn về mẹ của Kim Giác và Ngân Giác, thực chất đây là một con Cửu Vĩ Hồ được Kim Giác và Ngân Giác nhận làm nghĩa mẫu (mẹ). Con yêu quái này trú tại động Áp Long ở Áp Long Sơn, chỉ có vài tiểu yêu nữ hầu hạ bên cạnh và rất được Kim Giác và Ngân Giác kính hiếu.
Khi bắt được thầy trò Đường Tăng, Kim Giác và Ngân Giác không hưởng thụ riêng mà cho quân đến mời Cửu Vĩ Hồ đến để cùng thưởng thức. Tuy nhiên, Tôn Ngộ Không đã đánh chết hai tên lâu la, sau đó dùng chân thân và một cọng lông biến thành hai yêu quái đến động Áp Long mời Cửu Vĩ Hồ. Cứ thế, Cửu Vĩ Hồ đã bị Tôn Ngộ Không tiêu diệt trên đường đến núi núi Bình Đỉnh.
Cửu Vĩ Hồ trong phim "Tây Du Ký" phiên bản 1986
Mối quan hệ mẹ con giữa Cửu Vĩ Hồ và Kim Giác, Ngân Giác cũng khiến người đọc không khỏi thắc mắc. Tại sao một yêu quái có sức mạnh yêu thuật thấp như Cửu Vĩ Hồ lại được Kim Giác và Ngân Giác nhận làm mẹ đỡ đầu? Phải biết, Kim Giác, Ngân Giác vốn là cặp tiên đồng sống trong thiên cung của thái Thượng Lão Quân, được nghe giảng đạo hàng ngày, tu vi cũng không phải hạng xoàng.
Hai kẻ này còn ăn cắp một số bảo bối của Lão Quân rồi trốn xuống trần gian làm yêu quái nên sức mạnh càng không thể coi thường. Trong số các bảo bối ăn trộm được chúng đã tặng Hoàng Kim Thưng (dây thừng hoàng kim) cho Cửu Vĩ Hồ.
Vậy nếu không do sức mạnh, phải chăng là do Cửu Vĩ Hồ xinh đẹp. Trong văn hóa dân gian Trung Hoa, yêu quái Cửu Vĩ Hồ hay Cửu Vĩ Thiên Hồ thường gắn liền với các mỹ nhân. Hình tượng nổi tiếng nhất của Cửu Vĩ Hồ có lẽ là lần xuất hiện trong tiểu thuyết Phong thần diễn nghĩa, theo đó nó là một yêu tinh, do Nữ Oa kiểm soát và được ra lệnh mê hoặc Trụ Vương của nhà Thương. Nhưng đó là khi nó còn trẻ và xinh đẹp. Cửu Vĩ Hồ trong nguyên tác Tây Du Ký là một con quỷ già. Hơn nữa, Kim Giác và Ngân Giác đang tìm mẹ chứ không phải tìm vợ.
Dù nhìn ở góc độ nào thì việc Kim Giác và Ngân Giác tôn thờ Cửu Vĩ Hồ và và tặng cả pháp khí Hoàng Kim Thưng cho con cáo yêu này là điều không hợp lý. Điều này có thể được coi là một sơ hở nhỏ trong "Tây Du Ký".
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Cuộc chiến khốc liệt, chim "sát thủ" xuất chiêu mổ mù mắt rắn độc
CLIP: Cuộc chiến sinh tử giữa tắc kè hoa và rắn boomslang, cái kết đầy bi kịch
Bí ẩn cuộc đời nhân vật nhặt được đao của Hạng Vũ, xưng bá thời Tam Quốc: Hầu như ai cũng biết
Hé lộ tên gọi đầu tiên của Hà Nội mà nhiều học sinh giỏi Sử còn không biết!
CLIP: Chú chó anh hùng, liều mình tấn công rắn độc để cứu chim non
Lão nông đào giếng trong vườn phát hiện 102 kg vàng, tưởng phát tài kết cục nhận về gần 2 triệu đồng