Colosseum - Dấu ấn La Mã 2.000 năm tuổi
Phát hiện xác ướp được bảo quản hoàn hảo thời La Mã cổ đại / Thành phố duy nhất nước ta tên phường đặt theo số La Mã
Colosseum và những điều chưa biết
Cái tên đầu tiên của đấu trường La Mã là “Amphitheatrum Flavium” trong tiếng Latinh hay “Anfiteatro Flavio” trong tiếng Italia. Tới sau này, người ta gọi mới nó là “Colosseum” hay “Colosseo”.
Colosseum được xây dựng khoảng năm 70-72 sau Công nguyên, dưới thời hoàng đế Vespasian và được hoàn thành năm 80 sau Công nguyên dưới thời Titus. Tiếp đó, đến thời em trai của Titus là hoàng đế Domitian, công trình được chỉnh trang lại. Có tài liệu ghi rằng, ý tưởng về một đấu trường khổng lồ ở trung tâm thành Rome chính là của hoàng đế La Mã đầu tiên: Agustus.
Đấu trường La Mã trở thành một trong những điểm tham quan nổi tiếng ở Rome, Italia ngày nay (ảnh: Telegraph) |
Ở thời kỳ này, người La Mã rất thích xem đấu mãnh thú, đấu vật giữa người với người, người với mãnh thú, đua xe ngựa… và các trò tiêu khiển khác. Đó là lý do các đấu trường ra đời và Colosseum được xem là công trình quy mô vào loại bậc nhất, nơi tranh tài, giải trí và cũng là nơi tổ chức khao quân, ăn mừng chiến thắng của đế chế La Mã.
Colosseum nằm giữa hai quảng trường Ceasar và Romuro ở thành Rome, cao 48m, dài 190m và rộng 155m, có sức chứa tối đa 50.000 người. Về mặt cấu trúc, Colosseum đứng tự do, được xây trên một mặt đất bằng phẳng chứ không phải dựa vào đồi hay đào đất lên để xây dựng như một số công trình trước đó.
Bí mật sức chứa của đấu trường này nằm ở chỗ: Sử dụng tài tình các mái vòm cuốn, các hành lang và các bậc lên xuống dẫn tới chỗ ngồi. Theo đó, các mái vòm bên trên tầng trệt có thể tạo ra khoảng 80 lối (cổng) vào, mỗi một lối vào có đánh số, giúp khách có thể tìm thấy chỗ ngồi của họ. Các khán giả đến xem thi đấu cũng nhận được một phiếu giống như vé tới sân vận động ngày nay. Trên phiếu ghi rõ số cổng vào, số tầng, số khu và số hàng ghế mà họ được phép ngồi. Chỗ ngồi của khách tới đấu trường Colosseum cũng được phân theo thứ hạng xã hội.
Riêng các vị hoàng đế La Mã có lối ra vào riêng ở đấu trường, bằng những đường ngầm dưới đất. Các đường ngầm này sẽ dẫn tới chỗ ngồi danh dự trên khán đài từ Cung điện hoàng gia. Ngay phía dưới vị trí “VIP” này cũng có hệ thống riêng cho hoàng đế nghỉ ngơi.
100.000m3 đá hoa cương đã được dùng để xây Colosseum. Số đá này đủ để lấp đầy 40 bể bơi kích cỡ chuẩn Olympic (dài 50, rộng 25m và sâu 2m). Riêng khối lượng sắt để dùng làm các mối nối giữ các khối đá này đã lên tới… 300 tấn. Ngoài ra, 25.000m3 vữa và sỏi trộn để làm bê tông, hơn 1 triệu viên gạch kích cỡ khác nhau cũng được dùng cho công trình. Chi phí dùng để xây dựng đấu trường là số vàng bạc thu được từ những cuộc xâm lăng lân bang.
Colosseum được dựng lại bằng kỹ thuật đồ họa |
Niềm tự hào và đau thương
Tầng 4 và tầng 5 của Colosseum là chỗ ngồi dành cho tầng lớp thấp kém trong xã hội dưới thời La Mã. Vị trí này vì thế mà cách khá xa sân khấu chính bên dưới. Giới chức Italia hy vọng, việc mở cửa tham quan tầng 4, 5 của đấu trường sẽ mang đến những trải nghiệm thú vị cho du khách khi tới Rome. Ở độ cao của tầng 4 và 5, cách mặt đất khoảng 52m, du khách có thể ngắm nhìn cảnh quan xung quanh, đồi Palatine, một góc thủ đô Rome và quảng trường La Mã cổ đại.
Có tài liệu thống kê rằng, hơn 500.000 người và hơn 1 triệu động vật đã chết khi tham gia các trò mua vui cho nhà vua và dân chúng xuyên suốt lịch sử đấu trường La Mã. Dưới thời “hoàng kim” của đế chế La Mã, bên cạnh những chiến binh nam giới thi đấu ở Colosseum, có cả chiến binh nữ. Tuy nhiên, họ chỉ đánh với nhau và với các con vật. Những đấu sĩ nữ như thế được gọi là “Gladiatrice”, trong khi người nam được gọi là “Gladiator”. Nếu một đấu sĩ may mắn sống sót qua các cuộc chiến, tới khi đủ tuổi nghỉ hưu, họ sẽ được tặng một thanh gươm gỗ gọi là “rudis” để kỷ niệm cho quá khứ huy hoàng của mình.
Trong lịch sử, năm 1749, Giáo hoàng Benedict XIV từng sắc phong đấu trường La Mã là thánh địa, nơi người Thiên Chúa Giáo tử đạo, đồng thời công bố đây là di tích tôn giáo.
Ngày nay, đấu trường La Mã là một trong những điểm du lịch thu hút du khách vào bậc nhất ở Rome, đón tiếp hàng triệu người mỗi năm. Ngày 7/7/2007, đấu trường La Mã được bình chọn là một trong bảy kỳ quan mới của thế giới (“New Seven Wonders of the World”).
“Chỉ cần Colosseum đứng vững là Rome sẽ đứng vững, khi Colosseum sụp đổ nghĩa là Rome sẽ sụp đổ. Khi Rome sụp đổ, cả thế giới cũng sẽ gục ngã” - Tu sĩ Bede (người từng được phong thánh vào thế kỷ thứ VIII). |
|
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ngư dân bất ngờ vớt được khối gỗ ước tính hơn 3.455 tỷ đồng
Nhặt bừa viên đá chặn cửa nhiều thập kỷ, cụ bà đến khi mất cũng không biết mình từng sở hữu báu vật
Chỉ 4 cao thủ có thể đánh bại Cưu Ma Trí trong Thiên Long Bát Bộ: Ba trong đó là sư huynh đệ
CLIP: Quạ đen phản đòn xuất sắc, hạ gục chim ưng để thoát hiểm
Cận cảnh khu mộ 50 tỷ đồng của vợ cũ vị đại gia nổi tiếng nhất Bình Dương
Cao thủ có con mắt tinh tường nhất của Kim Dung: Cả đời nhận 4 đồ đệ, hai trong đó là đệ nhất thiên hạ