Khám phá

Còn có 1 con tàu khổng lồ mang tên Britanic

Đó là một tiếng gầm chết chóc và chói tai, Britannic rung chuyển, sự rung chuyển lâu và dài hơn dự tính, từ mũi đến đuôi tàu, bát đĩa rung bần bật trên những chiếc bàn, mọi thứ rơi vỡ, cứ như vậy cho tới khi nó từ từ chìm xuống….

Australia: Cảnh báo loài nhện độc sinh sôi quá nhanh sau thảm họa / Mỹ bao nhiêu lần suýt dính thảm họa hạt nhân?

HMHS Britannic là chiếc tàu thứ ba và cũng là lớn nhất trong ba con tàu hạng Olympic của hãng tàu White Star Line, cùng hai chiếc tàu trước nó: Olympic và Titanic. Britannic đã được đóng để phục vụ nhu cầu chuyên chở hành khách qua Đại Tây Dương. Tuy nhiên, do hạ thủy gần đúng vào thời điểm bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ nhất, Britannic nhanh chóng được đưa vào sử dụng trong quân đội, với vai trò là tàu quân y. Vào ngày 21 tháng 11 năm 1916, do bị nổ ở hai bên mạn, tàu đã chìm ngoài khơi đảo Kea của Hy Lạp, cùng với 30 người.

Còn có 1 con tàu khổng lồ mang tên Britanic - 1

Do hạ thủy gần đúng vào thời điểm bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ nhất, Britannic nhanh chóng được đưa vào sử dụng trong quân đội, với vai trò là tàu quân y. Ảnh minh họa

Bi kịch chìm Tàu Titanic vào tháng 4 năm 1912 không giống như những vụ chìm tàukhác, cứ ngỡ là sẽ không bao giờ có chuyện tương tự xảy ra như thế nữa. Nhưng không phải vậy, bởi thật không tin nổi, Titanic còn có một chị em sinh đôi nữa, cũng có số phận gần như y hệt. Ở đây, sâu dưới mực nước ấm áp thuộc Địa Trung Hải, chỉ trong vòng có vài năm sau người chị của mình, số phận người em sinh đôi này cũng tới hồi kết.

Bằng cách sử dụng những cuốn nhật ký, những lá thư chưa từng được công bố hoặc ít người biết tới của thuyền trưởng và những thành viên trên tàu, chúng ta sẽ tái hiện lại những gì mà những người sống sót trong Britannic phải trải qua trong 1 tiếng đồng hồ chiến đấu giành giật mạng sống của mình. Sự thật về những cái chết kinh hoàng của các nạn nhân Britannic sẽ được khám phávàlẽ rathảm kịch nàyđã có thể tránh được.

Britanic, chiếc tàu vĩ đại nhất của nước Anh trong Thế chiến thứ nhất

Xưởng tàu tại Belfast, nơi cả Titanic và Britannic được tạo dựng nên. Nơi này quả thực vô cùng rộng lớn. Vào năm 1910 thì đây là xưởng tàu lớn nhất thế giới được xây dựng để có khả năng đóng được 2 trong những chiếc tàu lớn nhất thế giới mà chưa một ai từng thấy.Khi Titanic chìm, sự việc được công khai rộng rãi, họ phỏng vấn nhiều nhất có thể những người sống sót, báo chí phủ sóng toàn bộ nơi đó.

Còn Britannic chìm khi cả thế giới đang trong Thế chiến thứ nhất.

 

Britannic đã được coi là rất an toàn. Theo lý thuyết, đó là một chiếc tàu bất khả xâm phạm, không thể bị tấn công. Ngày hôm đó thời tiết đẹp, lặng gió và quang đãng. Không có bất kỳ điều gì bất thườngsắp xảy ra cả. Tất cả họ đều đang ngồi ăn sáng, và rồi đột ngột thế giới bất ngờ đổ sập.

Britannic – chiếc tàu quân y của Hoàng đế đã có sự ra khơi êm ả. Tất cả mọi người và mọi thứ, đều theo đúng trình tự.

Đó là ngày lễ Đức mẹ, 21/11/1916. Mặt Trời vào mùa hè sớm ló dạng, ánh nắng chiếu sáng qua các ô cửa sổ trong gian phòng khách. Rất đông người đã ở đó... Mọi người đều háo hức tới bữa sáng, chuyện trò và đùa giỡn. Bữa sáng gần như là thời gian vui vẻ và thân mật nhất trên tàu.

”Con tàu đã chạy được 20 hải lý, thời tiết đẹp và biển lặng, gần như chắc chắn sẽ thuận lợi để tới Moudros đón những bệnh nhân ốm và bị thương lên tàu”. Nhưng đây chỉ là sự tĩnh lặng trước cơn giông bão. Vào lúc 8:12 phút sáng, thảm họa ập đến. Britannic và những thành viên trên tàu của mình giờ chỉ có 55 phút.

Violet, một nhân chứng nói: “Đó là một tiếng gầm chết chóc và chói tai, Britannic rung chuyển, sự rung chuyển lâu và dài hơn dự tính, từ mũi đến đuôi tàu, bát đĩa rung bần bật trên những chiếc bàn, mọi thứ rơi vỡ, cứ như vậy cho tới khi nó từ từ chìm xuống… Chúng tôi đều hiểu rằng chiếc tàu đã bị tấn công”.

 

Còn có 1 con tàu khổng lồ mang tên Britanic - 2

Tàu Britannic chìm sau khi bị nổ ở hai bên mạn. Ảnh minh họa

Britannic đã bị tấn công ở khoang thấp nhất, phía trước những nồi hơi. Nhưng thật ngạc nhiên, không một ai trên boong tàu đặc biệt lo lắng cả. Đó là bởi vì khi người chị nổi tiếng hơn của Britannic là Titanic chìm thì Britannic vẫn còn đang được xây dựng tại Belfast. Lúc đó xưởng Harland và Wolff cần phải tính toán làm sao để tránh xảy ra một thảm họa khác nữa, vì thế họ tạo cho Britannic một buồng máy với thân 2 lớp, và kín nước. Ngoài ra còn có rất nhiều thuyền cứu sinh. Britannic thực sự là một con tàu không thể chìm trên thế giới.

Khi Thế chiến thứ nhất nổ ra, chính phủ Anh đã ra quyết định cho chiếc Britannic vững chắc và an toàn này trở thành một chiếc tàu quân y vĩ đại. Ra khơi yên bình từ Southampton qua Naples tới Hy Lạp, Britannic đang trong nhiệm vụ thứ 5 của mình. Chiếc tàu này đã mang hơn 12,000 quân lính Anh bị thương an toàn trở về nhà. Và lúc này, theo sau thảm họa Gallipoli, Britannic tiếp tục lên đường cho một chuyến tàu mới với rất nhiềuthương bệnh binh.

Điều gì đã gây ra vụ nổ?

 

Báo chí Anh đổ tội cho người Đức đã bắn ngư lôi vào con tàu quân y không có khả năng tự vệ của Anh, bất chấp mọi quy tắc chiến tranh. Nhưng quan điểm này có đáng tin không?

Mỗi khi có tàu bị đánh chìm trong chiến tranh, luôn có một ai đó thấy được kính ngắm tàu ngầm hoặc ngư lôi. Trên Britannic chẳng hạn, ví dụ có 2 người đều nhìn thấy quả ngư lôi một cách rõ ràng. Vấn đề là một người nhìn thấy quả ngư lôi ở phía trước mạn tàu, còn người kia lại thấy nó ở phía mạn trái đuôi tàu. Trường hợp này là một trong những tình huống như thế, tức là mọi người nhìn thấy một việc nhưng họ lại không thực sự chắc chắn về những gì họ nhìn thấy.

Mời độc giả đọc kỳ sau: Thảm họa thịt băm trên đại dương

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm