Khám phá

Hé lộ những chuyện ít người biết về thảm họa tàu Titanic

Titanic gặp nạn khi thời tiết đẹp hay tai nạn này đã được tiên đoán từ trước... là những chuyện ít người biết về thảm họa này.

Mỹ nhân duy nhất trong lịch sử trở thành hoàng hậu của 2 nước / Nhà tiên tri “ngủ gật” và những lời tiên đoán thành sự thật

Ngày 10/4/1912, tàu RMS Titanic rời cảng Southampton, Anh, hướng đến thành phố New York, Mỹ. Lúc này, Titanic chở 2.224 hành khách và thủy thủ nhưng chỉ mang theo 20 thuyền cứu hộ đủ chỗ cho 1.178 người. Theo thiết kế, Titanic phải mang theo 32 thuyền nhưng chủ của nó, công ty White Star Line, cho rằng việc mang nhiều thuyền sẽ làm mất mỹ quan và RMS Titanic "tàu không thể đắm".

23h40 ngày 14/4, Titanic va phải băng trôi trên Đại Tây Dương, cách đảo Newfoundland, Canada, khoảng 600km về phía nam. Đến 2h20 ngày 15/4, tàu chìm, khiến hơn 1.500 người thiệt mạng. Đây là vụ tai nạn thảm khốc nhất của ngành hàng hải từ trước đến nay.

Tàu gặp nạn khi thời tiết đẹp

Vào ngày Titanic gặp nạn, thời tiết hoàn toàn bình thường. Trời không có gió, mặt biển tĩnh lặng như một tấm gương.

Theo nhà khí tượng học Edward Lawrence, trong thời tiết hoàn hảo như vậy, chỉ một gợn sóng cũng gây tác động mạnh đến các phù du bám quanh tảng băng trôi. Chúng sẽ phát sáng, giúp các thủy thủ trên trạm quan sát của tàu phát hiện nguy hiểm. Thuyền phó Charles Lightoller khẳng định sự vắng mặt của phù du là nguyên nhân dẫn đến thảm họa.

Ngoài ra, thời tiết quá hoàn hảo, nhiệt độ không tăng hay giảm đột ngột khiến hệ thống cảnh báo ngừng hoạt động khi tàu tiến vào khu vực băng trôi.

Các thủy thủ phát hiện tảng băng quá muộn nên tàu không kịp tránh va chạm. Theo từ cuộc điều tra năm 1912, tàu Titanic chỉ có khoảng 37 giây để chuyển hướng. Tuy nhiên, các cuộc điều tra gần đây khẳng định thời gian từ khi kíp trực phát hiện tảng băng đến khi thảm họa xảy ra dài hơn một phút, theo Telegraph. Sau khi tàu chìm, gió lạnh khiến hy vọng sống sót của các hành khách càng thêm mong manh.

Lửa cháy trong toàn bộ hành trình

Lửa bắt đầu cháy trong hầm than trước khi Titanic bắt đầu hành trình định mệnh. Theo một cuộc điều tra của Anh, trong hành trình đến thành phố New York, Mỹ, lửa vẫn cháy. Đây là hiểm họa đối với các thành viên trên tàu.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

"Chúng tôi không thể dập tắt ngọn lửa. Ông chủ quyết định tăng tốc đến New York, lên kế hoạch sơ tán hành khách, vét hết than trong hầm rồi gọi thuyền cứu hỏa", J. Dilley, một nhân viên buồng đốt, nói. Tuy nhiên, Titanic va vào tảng băng trôi trước khi nó kịp tới New York.

Các thủy thủ khác khẳng định một ngày trước khi tàu gặp nạn, họ đã dập tắt ngọn lửa. Thế nhưng, hỏa hoạn vẫn xảy ra trong gần như toàn bộ hành trình, Independent cho hay.

Đám cháy chưa hẳn đã nguy hiểm vì các hầm than vốn được làm bằng thép. Tuy nhiên, đây có thể là nguyên nhân dẫn đến thảm họa. Bruce Ismay, giám đốc điều hành của công ty White Star Line, cáo buộc chủ sở hữu tàu Titanic là JP Morgan đã buộc các thủy thủ tăng tốc độ của tàu lên mức tối đa để "kịp đến New York và sơ tán hành khách trước khi vụ nổ xảy ra".

Theo kế hoạch, Morgan là thuyền trưởng. Tuy nhiên, vào phút cuối trước khi hành trình bắt đầu, ông thay đổi quyết định và rời khỏi tàu.

 

Lời tiên đoán của một hành khách thành sự thật

Năm 1886, nhà báo William T. Stead sáng tác câu chuyện về con tàu đắm trên Đại Tây Dương sau một vụ va chạm. Hầu hết hành khách chết đuối do thiếu thuyền cứu hộ. Cốt truyện tập trung vào các quy định hàng hải lỏng lẻo, không buộc chủ tàu mang đủ thuyền cứu hộ cho tất cả mọi người.

Năm 1892, Stead viết thêm một truyện khác cùng chủ đề, dựa trên con tàu chở khách Majestic của công ty White Star Line.

"Một âm thanh vang lên như thể tiếng nồi hơi đâm xuyên qua băng, các chân vịt đang quay giữa những tảng băng. Hành khách thận trọng mò mẫm tiến đến boong tàu. Nó ẩm ướt và lạnh lẽo. Mỗi 30 giây, tiếng còi báo sương mù lại vang lên. Tiếng băng va vào hai bên mạn thuyền, tiếng chân vịt lướt trên băng át đi tiếng người nói chuyện. Chợt ai đó hét lên: "Có băng trôi bên mạn phải"', Stead viết.

20 năm sau, nhà văn thiệt mạng trong thảm họa Titanic.

 

Thuyền trưởng Titanic thi trượt bài kiểm tra kỹ năng điều hướng

Edward John Smith, thuyền trưởng tàu Titanic, trở thành chủ đề trong vô số lời đồn kể từ khi thảm họa xảy ra. Nhiều người thậm chí tin rằng ông đã cứu sống một đứa bé trước khi bị chìm xuống Đại Tây Dương. Tuy nhiên, một số người khác khẳng định hình tượng anh hùng này không có thật.

Thuyền trưởng Smith không những phớt lờ các cảnh báo về băng trôi, không điều chỉnh tốc độ tàu phù hợp mà còn cho phép thuyền cứu hộ rời tàu khi nó vẫn trống khoảng một nửa. Thuyền đầu tiên chỉ chở 27 hành khách trong khi tải trọng của nó lên đến 65 người. Ông cũng không đưa ra yêu cầu "rời tàu" một cách rõ ràng khiến hành khách không nhận thức được tính nghiêm trọng của tình hình lúc bấy giờ.

Năm 2012, tờ Telegraph tiết lộ thông tin Smith từng thi trượt trong bài kiểm tra kỹ năng điều hướng đầu tiên. Dù cuối cùng ông cũng vượt qua kỳ thi vào năm 1888, một số người tin rằng thất bại ban đầu là một điềm xấu. Mỉa mai hơn, trước thảm họa Titanic, Smith còn nhận danh hiệu "thuyền trưởng của triệu phú" nhờ vào danh tiếng đáng tin của ông.

Các sai lầm và giả thuyết

 

Chúng ta đều biết Titanic đắm vì va phải tảng băng trôi. Nhưng trong nhiều năm qua, các nhà nghiên cứu vẫn nỗ lực tìm hiểu nguyên nhân nó va vào băng. Ngay sau thảm họa, các cuộc điều tra từ phía Anh và Mỹ đều kết luận con tàu đã chạy quá nhanh.

Nếu nó di chuyển với tốc độ chậm hơn, vụ tai nạn sẽ không nghiêm trọng như vậy. Thậm chí Titanic hoàn toàn có thể tránh các tảng băng. Trong trường hợp đó, vụ va chạm chỉ phá vỡ 6 khoang thuyền, tàu vẫn có thể nổi trên mặt nước.

Năm 2010, nhà văn Louise Patton, cháu của thuyền phó Charles Lightoller, cho rằng tàu có thể tránh vụ va chạm nếu người cầm lái, Robert Hitchins, không hoảng sợ và rẽ sai hướng. Theo Patton, Lightoller cố tình che giấu sự thật trước các nhà điều tra để bảo vệ danh tiếng của công ty White Star Line và các đồng nghiệp, Reuters cho hay.

Trong khi đó, 2 nhà thiên văn học thuộc Đại học bang Texas, Mỹ, suy đoán siêu mặt trăng khiến các tảng băng chuyển động. Đây là hiện tượng hiếm, xảy ra khi mặt trăng ở gần trái đất nhất đúng vào kỳ trăng tròn. Ngày 4/1/1912 là một trong những thời điểm hiện tượng thiên văn này diễn ra.

Tác động cộng hưởng từ mặt trăng và mặt trời gây ra những đợt sóng lớn bất thường. Hai ông dùng yếu tố thiên văn để giải thích giả thuyết băng trôi xuất hiện với số lượng lớn trên hải trình của Titanic.

 

Giả thuyết về nguyên nhân từ khúc xạ ánh sáng

Khi tàu bắt đầu chìm, các thủy thủ phát tín hiệu cầu cứu. Tàu Californian ở gần đó dường như phớt lờ mặc dù nhiều tên lửa chiếu sáng bầu trời đêm.

Sau thảm họa, thuyền trưởng của Californian bị sa thải vì một số người cho rằng ông đã cố tình bỏ qua các tín hiệu. Tuy nhiên, các cuộc điều tra chuyên sâu đưa ra lời giải thích hợp lý hơn. Nguyên nhân nằm ở sự khúc xạ ánh sáng, theo Smithsonianmag.

Vào đêm thảm họa xảy ra, Titanic tiến vào khu vực đảo nhiệt nơi tầng không khí lạnh nằm dưới một tầng không khí ấm hơn. Hiện tượng đảo nhiệt gây ra sự khúc xạ ánh sáng, có thể tạo ra ảo ảnh. Theo nhà sử học Maltin, một số tàu khác cũng thấy ảo ảnh trong đêm tàu Titanic gặp nạn. Ông cho rằng đây là lý do kíp trực trên tàu không phát hiện băng trôi kịp thời.

Ảo ảnh cũng ảnh hưởng đến việc tàu California xác định chính xác tín hiệu cầu cứu. Maltin công bố phát hiện của ông vào năm 2012, 20 năm sau khi chính phủ Anh chấm dứt các cuộc điều tra về yếu tố khúc xạ ánh sáng trong thảm họa Titanic.

 

Chiếc ghế gỗ trên tàu Titanic có giá 2,5 tỉ đồng

Chiếc ghế tựa 103 tuổi được tìm thấy ở gần khu vực con tàu Titanic bị đắm. Nó được kỳ vọng sẽ đạt mức giá 80.000 bảng khi xuất hiện tại một buổi đấu giá sắp tới đây.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Trong quá trình trục vớt tại địa điểm xảy ra tai nạn đắm tàu, người ta đã vớt được 6-7 chiếc ghế tương tự dù có tới hàng trăm chiếc ghế gỗ trôi nổi trên mặt biển. Một chiếc trong số này đã được người đội trưởng đội trục vớt đem về nhà.

 

Sau đó, chiếc ghế đã nằm suốt 15 năm trong bộ sưu tập của một nhà sưu tầm người Anh chuyên thu thập những hiện vật liên quan tới con tàu xấu số Titanic.

Nhà sưu tầm ẩn danh này cho biết ông chưa từng dám một lần ngồi lên chiếc ghế bởi nó vốn đã ở trong tình trạng ọp ẹp, vì vậy, chỉ có thể sử dụng nó như một hiện vật trưng bày.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm