Khám phá

Công chúa nhà Nguyễn là con lai Việt Pháp, đỗ thủ khoa Thạc sĩ, lâu đài từng ở được Pháp xem là di tích văn hoá lịch sử

Không chỉ có xuất thân cao quý, tài giỏi hơn người mà công chúa nhà Nguyễn còn nổi tiếng là người hiếu đức, quyết không lấy chồng để phụng dưỡng cha mẹ suốt đời.

Tại sao phụ nữ thời xưa không mặc đồ lót mà khoác áo choàng? Bạn có thể không tin nếu biết lý do / Tại sao người xưa đặt tên cho con trai lại không có chữ 'Thiên', con gái không có chữ 'Tiên'?

Vua Hàm Nghi (1871 - 1944) là một trong những vị vua yêu nước nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam với phong trào Cần Vương. Tài năng đức độ hơn người nên các con của vua cũng được nuôi dạy rất tốt. Trưởng công chúa của vua Hàm Nghi với Vương phi người Pháp tên Marcelle Aimée Léonie Laloe là Nguyễn Phúc Như Mai chính là người đầu tiên của triều Nguyễn đỗ thạc sĩ.

>> Xem thêm: Kỳ lạ bộ lạc lấy tro cốt người đã khuất nấu súp, thiếu nữ khi đến 10 tuổi bị nhốt 1 tháng rồi phải trải qua nghi lễ trưởng thành vô cùng đau đớn

Marcelle Aimée Léonie Laloe và vua Hàm Nghi trong đám cưới

Được biết, bà từng vượt qua rất nhiều sinh viên Pháp xuất sắc để đạt danh hiệu thủ khoa Nông lâm ở xứ sở rượu vang, sau đó làm việc tại Viện Nghiên cứu Nông nghiệp Pháp. Trong cuốn "Các vương phi, công chúa, nữ cung triều Nguyễn" của tác giả Tôn Thất Bình có ca ngợi học lực giỏi của công chúa trong suốt khoảng thời gian học tại Pháp. Báo chí ở "kinh đô ánh sáng" Paris hồi cuối những năm hai mươi của Thế kỷ XX "rần rần" vì người con gái Việt Nam có xuất thân cao quý sở hữu trí tuệ xuất chúng. Ngoài bằng Thạc sĩ Nông lâm, Công chúa Như Mai còn có nhiều bằng về hóa sinh học.

>> Xem thêm: Người đàn ông đánh cá vớt được khúc gỗ lạ, sốc khi chuyên gia tiết lộ giá trị lên đến hơn 3.400 tỷ

Chân dung công chúa Như Mai hồi trẻ

Nhận xét về chị gái của mình, công chúa Như Lý cho biết bà là người cởi mở, làm việc có khoa học và luôn nhiệt huyết, năng nổ trong mọi vấn đề. Ở địa vị cao nhưng trưởng công chúa của vua Hàm Nghi lại rất khiêm tốn, biết kính trên nhường dưới. Chính vì thế mà bà được gọi với danh xưng vô cùng trìu mến, đó là"Princesse d’Annam" (Bà Công chúa An Nam).

>> Xem thêm: Giải mã bí ẩn về loài cây quý chỉ duy nhất ở Việt Nam có: Sống cùng thời kỳ với khủng long, được xem là ‘cây thần linh’

Giống với cha, công chúa là người yêu nước và luôn cố hết sức giữ gìn văn hóa truyền thống Việt Nam. Được biết bà đã mặc phục sức theo kiểu đàn bà Việt Nam trong suốt quá trình đi học. Khi có người hỏi, công chúa bình thản đáp:"Ăn mặc như thế thể theo ý muốn của cha tôi là vua Hàm Nghi".

 

>> Xem thêm: Công cụ đặc biệt giúp con người hiểu được tiếng động vật

Vua Hàm Nghi

Công chúa Như Mai cả đời không lấy chồng vì muốn phụng dượng cha mẹ. Tấm lòng hiếu thảo của bà khiến hậu thế sau này vừa ngưỡng mộ vừa kính nể. Bà qua đời vào ngày 1/11/1999 tại Bệnh viện Thị xã Saint-Pièrre ở Vigeois/Corrèze và được mai táng chung mộ với cha, mẹ, em trai và người quản gia của mình. Lâu đài De Losse của bà ở Dordogne được hoàn thiện từ năm 1576 đến năm 1928 đã được nhà nước Pháp xếp hạng di tích văn hoá lịch sử.

>> Xem thêm: Tấm bản đồ bằng da chỉ đường tới kho báu hải tặc 3.250 tỷ đồng, đến nay vẫn chưa có ai giải mã được

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm