Tại sao phụ nữ thời xưa không mặc đồ lót mà khoác áo choàng? Bạn có thể không tin nếu biết lý do
Nhà thần kinh học giải đáp lý do chó có thể hiểu được tiếng người / Vì sao Càn Long xây cung điện nghỉ dưỡng xa hoa toàn gỗ Kim Tơ Nam Mộc nhưng không lui tới ở?
Thời Trung Quốc cổ đại có nhiều điều bí ẩn, chẳng hạn như thói quen ăn mặc. Người xưa rất thích mặc loại trang phục váy và áo dài mà tà kéo lê trên sàn, còn ngày nay kiểu trang phục này hiếm khi được nhìn thấy trong cuộc sống hàng ngày ngoại trừ khi mặc trên thảm đỏ.
(Ảnh minh họa)
Ngày nay, cả nam và nữ đều mặc đồ lót bên trong như là điều hiển nhiên. Thế nhưng điều khó hiểu là phụ nữ thời xưa lại không mặc đồ lót. Nhiều người khi biết điều này chắc hẳn rất thắc mắc tại sao thời xưa phụ nữ thời xưa không mặc đồ lót? Thực ra việc phụ nữ thời xưa không mặc đồ lót không hẳn là do họ quá "cởi mở", mà vì có liên quan quan điểm và lối sống cổ xưa. Sở dĩ phụ nữ thời xưa không mặc đồ lót là vì khi đó không có đồ lót, phụ nữ thời xưa không mặc quần lót mà mặc áo choàng và váy.
(Ảnh minh họa)
Ai cũng biết mặc áo choàng chắc chắn không thoải mái và tiện lợi như mặc quần, vậy tại sao phụ nữ thời xưa vẫn mặc áo choàng? Trên thực tế, điều này có mối liên hệ chặt chẽ với tư tưởng xã hội khi đó. Như chúng ta đều biết, thời xa xưa, quan niệm đàn ông được coi trọng hơn phụ nữ. Chính vì vậy phụ nữ thường bị ràng buộc bởi những quan niệm về đạo đức như "Tam tòng tứ đức". Các nhà đạo đức cổ xưa cho rằng mối quan hệ giữa người phụ nữ và chiếc quần có liên quan đến an ninh lâu dài của đất nước, đúng vậy, bởi vì họ cho rằng khi người phụ nữ mặc quần, hai chân của cô ấy sẽ bị tách ra, điều này rất không phù hợp. Cũng theo quan điểm này, phụ nữ Trung Quốc cổ xưa không mặc nội y hay quần trong thời gian dài.
Mặc dù phụ nữ cổ đại không mặc nội y nhưng họ mặc nhiều lớp trang phục hơn chúng ta hiện nay. Thậm chí có người còn mặc 3 lớp bên trong, 3 lớp bên ngoài, chắc chắn không có một tia sáng nào có thể chiếu vào bên trong cơ thể.
(Ảnh minh họa)
Sau này, vào thời nhà Hán, phụ nữ mới bắt đầu mặc quần nhưng chỉ là những chiếc quần đặc biệt với 2 ống quần rộng nhưng không có đáy. Trên thực tế, ngoài việc giữ ấm đôi chân trong ngày có gió lạnh thì mặc những kiểu quần như thế là để thuận tiện trong quá trình sử dụng nhà vệ sinh.
Vậy tại sao phụ nữ cổ xưa lại bắt đầu mặc quần, thực ra có liên quan đến vị tướng Hoắc Quang thời nhà Hán. Theo đó Hoắc Quang - một vị tướng nắm quyền hành trong triều đình nhà Hán đã thực hiện thay đổi trang phục của phụ nữ. Theo đó, Hoàng hậu đương thời nhà Hán khi đó lại là cháu gái ngoại của ông. Hoắc Quang luôn hy vọng Hoàng hậu sẽ sinh được tiểu vương tử để bảo toàn quyền lực cho gia đình họ Hoắc. Thế nhưng lúc ấy, sức khỏe của Hoàng hậu và Hoàng đế đều không tốt, việc sinh con vô cùng khó khăn. Hoắc Quang đã quy định tất cả phụ nữ trong cung đều phải mặc "quần có đũng" để ngăn cản các mỹ nhân trong hậu cung quyến rũ Hoàng thượng, tranh giành sủng ái với cháu gái của ông. Tuy nhiên, Hoàng đế thời đó cũng biết làm như vậy là không thích hợp, sau này thái giám nghĩ ra một cách, đó là cho cung nữ mặc quần đũng không đáy này, sau đó buộc lại bằng dây lưng.
(Ảnh minh họa)
Từ đó, quần không đáy xuất hiện đầu tiên, về sau dần dần xuất hiện quần dài ở Trung Quốc.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bí mật đáng sợ sau khi voi già chết: Nếu con người chạm vào sẽ gây ra cảnh tượng kinh hoàng?
Chuyện sốc giới khoa học: Hồi sinh loài chim đã tuyệt chủng từ 3 thế kỷ trước! Giải mã phương pháp bí ẩn đằng sau!
Sau khi Lưu Bị qua đời, tại sao Gia Cát Lượng bắc phạt đều thất bại? Nghe câu nói của Khương Duy trước khi qua đời là biết ngay
Bác sĩ kiệt xuất của Việt Nam: Dùng ngô, sắn tạo ra kháng sinh penicillin, tên được đặt cho nhiều con đường
Chân dung nữ Anh hùng lái máy xúc duy nhất ở Việt Nam, là con nuôi của Thủ tướng Phạm Văn Đồng
Nữ tình báo đầu tiên trong lực lượng công an: Đích thân Bác Hồ đào tạo, là nữ đoàn viên đầu tiên của Việt Nam