Cụ bà mang chiếc trâm vàng của mẹ kế đi thẩm định: 5 chữ trên cây trâm khiến chuyên gia bàng hoàng
Chiêm ngưỡng bảo vật bí ẩn của Nhật hoàng / Châu Âu thuở 'bốc mùi': Vua chúa mê mẩn hương người lâu ngày không tắm, say đắm mùi hôi nách như bảo vật tình yêu
Chương trình "Kiểm định bảo vật" của đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV là một trong những chương trình ăn khách và nhiều mùa phát sóng nhất tại đất nước tỷ dân. Trong mỗi tập phát sóng, các vị khách mời sẽ mang đến một món đồ mà họ coi là cổ vật hoặc bảo vật có giá trị để nhóm chuyên gia thẩm định định giá.
Trong một tập phát sóng đặc biệt của chương trình, bà Lưu Trinh Liên đến từ thành phố Bắc Kinh đã mang một chiếc trâm cài tóc bằng vàng đến nhờ các chuyên gia thẩm định. Theo lời bà cụ, trong nhà bà vốn có rất nhiều đồ cổ do mẹ kế mang đến từ khi bà còn nhỏ, trong đó có cây trâm cài tóc này đặc biệt đẹp mắt.
Cây trâm làm từ vàng nguyên chất, mọi đường nét chạm khắc đều cực kỳ tinh xảo. Phần đầu trâm có hình chim phượng hoàng vàng cùng hai mảnh ngọc lam, loại ngọc đặc biệt thường chỉ thấy trên đồ trang sức của hoàng gia nhà Thanh.
Nhìn vào những biểu tượng này, người ta dễ dàng nhận ra chủ nhân của món đồ phải là những nữ nhân cao quý trong cung đình chứ không thể thuộc về người thường.
Đặc biệt hơn, trên thân cây trâm còn có 5 ký tự đặc biệt: "Nội vụ phủ sắc tạo" (内务府敕造), nghĩa là món trang sức này được đích thân hoàng đế ban chỉ dụ chế tạo. Đọc đến đây, các chuyên gia trong trường quay đều vô cùng bàng hoàng, họ run tay nhận ra cây trâm mình đang cầm chính là món đồ vô cùng quyền lực.
Một vị chuyên gia hồi hộp hỏi: "Tôi thật sự không thể tin vào mắt mình! Xin cụ cho biết xuất thân của cụ từ đâu và người mẹ kế đã để lại cây trâm này cho cụ là ai?"
Lúc này, bà Lưu Trinh Liên cũng không giấu diếm gì mà tường tận giải thích, người mẹ kế của bà không ai khác, chính là Thục phi Văn Tú - vị phi tần nổi tiếng của Hoàng đế Phổ Nghi (vị hoàng đế cuối cùng của triều đại nhà Thanh cũng như chế độ quân chủ trong lịch sử Trung Quốc).
Thân phận đặc biệt của người mẹ kế
Văn Tú vốn là một phụ nữ quý tộc không quá xinh đẹp về ngoại hình nhưng lại rất giỏi giang, tư tưởng tiến bộ, nên bị Hoàng hậu Uyển Dung đày đọa trong cung.
Thục phi Văn Tú thường xuyên khuyên bảo Phổ Nghi cẩn thận với người Nhật nhưng nhà vua không nghe, cho rằng phụ nữ không được can thiệp chuyện triều chính. Sau nhiều lần cãi vã, từ vị trí ái phi của vua, Văn Tú đã bị Phổ Nghi ghét ra mặt, thậm chí còn cắt dần tiền bổng lộc hàng tháng của bà.
Năm 1931, sau khi chịu nhiều ấm ức, chèn ép từ Phổ Nghi và Hoàng hậu Uyển Dung, Thục phi Văn Tú đã đưa ra một quyết định táo bạo: Đi tìm luật sư để chủ động ly hôn hoàng đế. Văn Tú chính là phi tần đầu tiên dám ly hôn hoàng đế, quyết định này đã làm choáng váng dư luận thời bấy giờ, khiến vua Phổ Nghi vô cùng mất mặt.
Sau khi ly hôn, bà tái hôn với Lưu Chấn Đông, trở thành một giáo viên bình thường, có lúc còn làm nghề dán hộp giấy, thậm chí làm thợ xây nhà để kiếm sống. Tuy sống cuộc sống nghèo khó trong căn nhà chưa đầy 10m2 nhưng bà vẫn vô cùng hạnh phúc và tự do.
Bà Lưu Trinh Liên, người đến tham dự chương trình "Kiểm định bảo vật", chính là con gái ruột của ông Lưu Chấn Đông và được mẹ kế là Hoàng phi Văn Tú chăm sóc từ nhỏ.
Sau này, Hoàng phi Văn Tú qua đời ở tuổi 45 vì bạo bệnh, đến cuối đời vẫn không có con cái.
Bà Lưu Trinh Liên luôn giữ chiếc trâm vàng của Văn Tú bên mình chính bởi tình cảm sâu nặng dành cho người mẹ kế. Bà đến với chương trình "Kiểm định bảo vật" cũng không phải vì tiền mà chỉ muốn biết giá trị thực sự của chiếc trâm cài tóc cũng như muốn kể lại câu chuyện tình đặc biệt của bố mẹ mình.
Sau khi nghe câu chuyện cảm động này, cả trường quay dường như vỡ òa. Các chuyên gia cũng cho biết bảo vật bà mang đến là rất giá trị, ước tính được bán với giá khoảng 3 triệu NDT trên thị trường. Tuy vậy, bà Lưu Trinh Liên khẳng định mình sẽ giữ nó lại, để lưu truyền trong các thế hệ gia đình chứ nhất định không bán đi.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách