Cuộc chạy đua kỹ thuật giải phẫu giữa Mỹ và Liên Xô
Bức ảnh "nhìn thấu" Liên Xô: Vũ khí tối thượng của Moscow trên chiếc đĩa in câu nói nổi tiếng của Lenin / Bí mật về điệp viên và kẻ chủ mưu “tậu” MiG-23 của Liên Xô thời Chiến tranh Lạnh
Đó là một cái đầu thứ 2 và đang thở hổn hển, chân buông thõng ở một bên vai. Khi quan sát kỹ hơn trên màn ảnh thấy lòi ra những phần cắt sát của băng gạc và vải may. Cerberus (tên của con chó 3 đầu của thần Hades) đang diễu hành trước máy quay, nó là con chó 2 đầu được tái phẫu thuật lại.
Tham vọng trở thành cường quốc công nghệ của Liên Xô
Bộ phim và nhà tâm lý học đứng sau nó là Vladimir Demikhov chỉ xuất hiện phía sau Bức màn sắt, và bộ phim cũng không có nhiều phân cảnh. Tuy nhiên, những hình ảnh nhấp nháy đó đã tạo nên một cơn địa chấn trong thế giới phẫu thuật.
Ngày 24 tháng 9 năm 1958 ngay tại Viện y tế Moscow đã diễn ra ca ghép đầu giữa một con cún và chó trưởng thành, và người thực hiện là ông Vladimir Demikhov. Ảnh nguồn: Bettmann/Getty Images. |
Khoảng tháng 5/1958, ông Demikhov đã có một buổi diễn thuyết công cộng ở thành phố Leipzig (Đông Đức) cũng như tự thực hiện vài ca phẫu thuật cấy ghép tim (trên chó) ở Leipzig vào tháng 12 năm đó. Năm 1959, Demikhov đã tham gia Đại hội của Hiệp hội phẫu thuật quốc tế lần thứ 18 ở Munich. Trong những bài thuyết trình, Demikhov hé lộ rằng ông đã thực hiện một số dạng phẫu thuật như thế trong suốt 4 năm, lần đầu diễn ra vào tháng 2/1954 - trước khi bác sĩ Joseph Murray thực hiện ca cấy ghép thận (một ca cấy ghép đầu tiên thành công trên thế giới giữa một cặp song sinh vào cuối năm 1954), cũng như trước cả khi phương Tây biết rằng có thể cấy ghép thứ gì đó ngoài da. Nhiều phòng thí nghiệm thời Stalin đã hoạt động khá lặng lẽ bên ngoài thủ đô Moscow. Ca cấy ghép thận đã bị che đậy bí mật, vì việc công khai không chính đáng có thể bị phạt tù.
"Sự rò rỉ" đã diễn ra mạnh mẽ như nấm mọc sau mưa khi Thủ tướng Liên Xô - Nikita Khrushchev nói với các đại sứ phương Tây khi họ tề tựu tại Đại sứ quán Ba Lan ở Moscow vào năm 1956 rằng: "Dù các quý vị muốn hay không, lịch sử cũng đứng về phía chúng tôi. Chúng tôi sẽ chôn vùi quý vị". Ý của Nikita là ông muốn tập hợp chiến công cuối cùng của chủ nghĩa xã hội áp đảo chủ nghĩa tư bản. Nikita khẳng định rằng "Quyền tối cao của Liên Xô là logic của sự phát triển lịch sử". Công việc của ông Demikhov cũng gửi đi một dạng thông điệp cảnh báo tới phương Tây về chủ nghĩa ưu việt của khoa học Liên Xô. Làm thế nào Mỹ đáp trả một thách thức bất thường như thế? Chỉ vài phút công chiếu bộ phim, sinh vật Cerberus và nhà sáng tạo phẫu thuật ra nó đã khai mạc cho một trong những cuộc thi kỳ lạ nhất của Chiến tranh Lạnh.
Chưa từng có bất kỳ bộ máy quân sự nào đủ để gọi là phi thường cho đến khi người Mỹ thả quả bom nguyên tử Enola Gay xuống thành phố Hiroshima vào ngày 6/8/1945. Lý do được người Mỹ đưa ra là muốn kết thúc đại chiến dù rằng những chiến dịch oanh tạc bom đã tàn phá nhiều thành phố lớn của Nhật Bản cũng như lực lượng hải quân cơ giới của nước này không còn đủ lực để tiến hành các cuộc diễn tập lớn.
Sử gia về Chiến tranh Lạnh, Audra Wolfe viết rằng: "Sức mạnh hủy diệt khủng khiếp của bom nguyên tử còn hơn việc kết thúc cuộc chiến tranh: nó thay đổi vai trò của khoa học khi trở thành một thứ công cụ không chỉ cho chiến tranh mà cả trong ngoại giao. Một bầu không khí lạc quan trong công luận Mỹ được xây dựng trên niềm tin rằng khoa học đã chiến thắng cuộc chiến cho người Mỹ, nuôi dưỡng một thái độ khoan hòa đối với kẻ thù và các đối thủ cạnh tranh với người Mỹ. Sau rốt, Hoa Kỳ đã kiểm soát lòng tin tuyệt đối của các nhà khoa học cũng như các vật liệu thô (những kho dự trữ uranium). Nhưng một số nhà nghiên cứu và giới chức chính phủ không đánh giá cao về tính ưu việt Mỹ hoặc sự an toàn của cơ chế kiểm soát độc quyền. Những ước tính thận trọng nhất cho thấy có ít nhất 5 năm độc quyền về khả năng nguyên tử của bất kỳ nước nào. Họ nhầm! Liên Xô bắt đầu thử nghiệm bom nguyên tử vào năm 1949 và khoảng cách ngày càng thu hẹp nhanh theo thời gian".
Ca phẫu thuật có một không hai
Làm thế nào một đất nước Liên Xô bị chiến tranh tàn phá, nợ nần chồng chất lại có thể tạo ra kết quả nhanh đến thế? Câu hỏi đã ám ảnh giới chức Mỹ. Ông Mark Popovskii, một nhà báo Nga từng đào tẩu sang Mỹ vì những báo cáo của ông về chính phủ Xôviết, đã mô tả về những phòng thí nghiệm quân sự "nở rộ như nấm sau mưa", trong khi Hội đồng chủ khảo tối cao (HEB) đã trao tới 5.000 bằng tiến sĩ mỗi năm. Nếu người Nga có thể chứng minh tính ưu việt về khoa học và công nghệ thì họ có thể kiểm soát nhiệt độ của Chiến tranh Lạnh. Người Mỹ cũng tin vào ý thức hệ như vậy, nhưng chỉ cho phép 1 hệ thống thắng thế. Trên khắp nước Mỹ, trong các phòng thay đồ của các bác sĩ phẫu thuật không ngớt xôn xao về y học Nga. Cả Joseph Murray và Robert White (một bác sĩ phẫu thuật thần kinh) cũng quan tâm sâu sắc tới lĩnh vực cấy ghép, cũng như đã tận mắt chứng kiến quân y có thể ảnh hưởng và truyền xúc tác như thế nào đến khoa học y tế, họ phân bổ lại các nguồn lực y tế cho phẫu thuật tạo hình để chữa lành vết thương và nghiên cứu về bệnh học làm cho binh lính đổ bệnh.
Trong bức ảnh chụp vào năm 1970, ông Vladimir Demikhov tin rằng thử nghiệm phẫu thuật trên chó có thể được làm trên con người. Ảnh nguồn: Keystone France / Gamma-rapho via Getty Images. |
Sau này ông Robert White đã nhớ lại: "Kể từ Chiến tranh Lạnh, công nghệ quân sự Nga đã phát triển quá nhanh khiến chúng tôi tự hỏi liệu nó có lấn sân sang mảng y học hay không? Có thể đằng sau bức màn là những trung tâm nghiên cứu đang chữa trị ung thư, hoặc tìm ra cách thay thế máu bằng dung dịch nhân tạo". Các bác sĩ Mỹ sợ người Nga chiến thắng. Và có vẻ như người Nga đang cố gắng tuyên truyền cho phương Tây hiểu về các thành tựu khoa học thông qua phim ảnh, sách báo và diễn thuyết. Sau chiến tranh, các thí nghiệm trong y học đã tăng gấp đôi. Viện Nghiên cứu não bộ Liên Xô (SIBR) tại Đại học Leningrad đã nghiên cứu về thần kinh giao cảm hay "liên lạc sinh học" và nỗ lực thực hiện các chương trình đào tạo nhằm nâng cao khả năng nhận thức của quân nhân.
Các nhà khoa học Mỹ hoài nghi: có lẽ nào Liên Xô đã tạo ra những dạng đột phá như thế? Sau tất cả, trước đó vài thập kỷ việc phân tách nguyên tử được cho là huyền bí và không thể làm được. Thời kỳ hậu chiến cùng có 2 nguyên tắc dẫn đường: 1) Niềm hy vọng rằng khoa học (thậm chí là giả khoa học) là có khả thi; 2) Tâm lý lo sợ Liên Xô sẽ cán đích sớm, nỗi lo sợ người Nga sẽ làm chủ công nghệ trước. Năm 1959, nhà báo Edmund Stevens của tạp chí LIFE đã nhận được một lời mời bất thường: Ông và nhà báo ảnh người Mỹ, Howard Sochurek, sẽ có mặt để ghi lại một cuộc phẫu thuật do Vladimir Demikhov (người không có bằng bác sĩ y khoa) tiến hành.
Dù sinh ra ở Mỹ nhưng Stevens đã đồng cảm với đất nước Liên Xô, nơi mà ông gọi là cố hương từ năm 1934. Stevens mô tả Demikhov là người chỉ huy "quyết đoán mạnh mẽ". Buổi sáng ngày phẫu thuật, Demikhov trình diễn tay nghề trước mặt các trợ lý và y tá, nhưng các nhà báo không thể nào tập trung vào "những bệnh nhân" bởi các tiếng sủa liên hồi. Lông trên đầu con chó nhỏ Shavka bị cạo trụi ở giữa, nó bị mất một phần thân và chi dưới bao gồm các khả năng tiêu hóa, hô hấp và tim đập. Trong khi các nhà báo đang ngạc nhiên thì Demikhov gọi một con chó khác tên là Palma, Demikhov muốn cho nó một quả tim thứ 2 và thay đổi phổi nhằm phù hợp với nó. Trước sự nghi hoặc của Stevens, Demikhov giải thích: "Các ông thấy đấy, nó (Palma) không có ác ý với tôi".
Trước mặt đám đông các chuyên gia, ông Vladimir Demikhov đã cấy ghép một thiết bị như quả tim nhân tạo cho một con chó vào ngày 18 tháng 9 năm 1959. Ảnh nguồn: Keystone France / Gamma-rapho via Getty Images. |
Con chó Shavka được đưa vào trong trạng thái mê man nặng. Đối với toàn thế giới thì đây là ca phẫu thuật chó 2 đầu lần thứ hai của Demikhov. Thực vậy, nó đánh dấu ca phẫu thuật thứ 24 của ông. Lần mổ đầu tiên là vào năm 1954 với 12 con chó. Ca phẫu thuật lần thứ 2 kéo dài không đầy 4 tiếng. Ý tưởng chó 2 đầu được ông Demikhov giải thích là nó đã hình thành trong ông từ 10 năm trước đó. Demikhov loan tin: "Chúng tôi muốn thông báo với quý vị là chúng tôi đã chuyển toàn bộ dự án của mình sang Viện Sklifosovsky (bệnh viện cấp cứu lớn nhất thủ đô Moscow). Nó đã phát triển vượt trội hơn hẳn giai đoạn thử nghiệm và đang đợi để chuyển sang cấy ghép trên người". Và ông Demikhov nói thêm: "Moscow là siêu đô thị, nơi có hàng trăm người tạ thế mỗi ngày. Tại sao không dùng người chết để cứu lấy người sống?".
Demikhov nở một nụ cười bí hiểm với Stevens và úp mở rằng ông đang có một đối tượng sẵn sàng thí nghiệm, đó là một phụ nữ 35 tuổi bị mất chân do tai nạn xe hơi, Demikhov muốn cung cấp cho bệnh nhân này một cái chân mới, và giải thích: "Vấn đề chính là nối các dây thần kinh để người phụ nữ có thể kiểm soát các chuyển động của mình". Chỉ 4 ngày sau ca phẫu thuật, cả 2 con chó Shavka và Brogyaga đều chết, nhưng ông Demikhov không nghĩ rằng đó là một thất bại. Các mô mà ông Demikhov lên kế hoạch cấy ghép đã không hoạt động phù hợp và ông càu nhàu. Những con chó bị chết khi cơ thể chúng tự loại bỏ mô lạ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo
Người đàn ông vớt được vật lạ dưới sông, không phải cục vàng, đó là gì?
Con trăn đắt nhất thế giới trị giá 3,5 triệu USD, giống sinh vật thần tiên nhưng đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng!
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu