Khám phá

Cuộc đời bi thảm của Hoàng hậu tại vị lâu nhất triều Thanh: Sống cô độc ở tẩm cung gần 20 năm, cả đời chỉ là con rối của kẻ khác

Sau khi Hoàng đế Quang Tự băng hà, bà trở thành Thái hậu cuối cùng của nhà Thanh và cũng là Thái hậu cuối cùng trong lịch sử Trung Quốc.

Tại sao hoàng hậu lại bị chặn hậu môn khi chôn cất? Bác sĩ nói sự thật không phải là mê tín thời phong kiến / Tại sao Dương Quý Phi không trở thành hoàng hậu?

Trên thực tế, khi nhắc đến vị Hoàng hậu tại vị lâu nhất ở triều nhà Thanh, không ít người nghĩ rằng đó là Hiếu Hòa Duệ Hoàng hậu Nữu Hỗ Lộc thị của Hoàng đế Gia Khánh hoặc là Hiếu Định Cảnh Hoàng hậu Diệp Hách Na Lạp thị của Hoàng đế Quang Tự. Nhưng rốt cuộc trong 2 vị này, ai mới thật sự là người giữ vị trí Hoàng hậu lâu nhất trong lịch sử nhà Thanh?

Hiếu Hòa Duệ Hoàng hậu Nữu Hỗ Lộc thị đã giữ vị trí trung cung từ tháng giêng năm Gia Khánh thứ 6 đến tháng 7 năm Gia Khánh thứ 25, tổng cộng 19 năm 7 tháng.

Hiếu Định Cảnh Hoàng hậu Diệp Hách Na Lạp thị và Hoàng đế Quang Tự cử hành đại hôn vào tháng giêng năm Quang Tự thứ 15. Đến khi Hoàng đế băng hà vào tháng 10 năm Quang Tự thứ 34, bà đã giữ vị trí Hoàng hậu trong 19 năm 10 tháng.

Xét về thời gian, Hiếu Định Cảnh Hoàng hậu Diệp Hách Na Lạp thị chính là vị Hoàng hậu có thời gian tại vị lâu nhất triều Thanh.

Hiếu Định Cảnh Hoàng hậu Diệp Hách Na Lạp thị xuất thân từ Mãn Châu Tương Hoàng kỳ, là con gái của Phó Đô thống Quế Tường, cháu ruột của Từ Hi Thái hậu. Nói cách khác, bà là chị họ của Hoàng đế Quang Tự, bà lớn hơn Hoàng đế Quang Tự 3 tuổi.

Có thể nói, cuộc đời của Hiếu Định Cảnh Hoàng hậu tương đối bi thảm, bà không thể làm chủ bản thân, phải sống dưới sự thao túng của kẻ khác.

Nhà Thanh, Lịch sử trung quốc, Diệp Hách Na Lạp thị, Long Dụ thái hậu

Ảnh minh họa.

Năm Quang Tự thứ 11, Từ Hi Thái hậu bắt đầu chọn lựa Hoàng hậu cho Hoàng đế Quang Tự. Nữ nhân này chắc chắn phải đến từ gia tộc của Từ Hi Thái hậu, không những ngoan hiền mà còn phải dễ dàng kiểm soát.

Trong lần tuyển tú năm đó, 8 tú nữ đến vòng cuối cùng là: Diệp Hách Na Lạp thị (con gái của Quế Tường, sau là Hiếu Định Cảnh Hoàng hậu); Tha Tháp Lạp thị (con gái của Trường Tự, sau là Cẩn phi); Tha Tháp Lạp thị (con gái của Trường Tự, em gái Cẩn phi, sau là Trân phi); Diệp Hách Na Lạp thị (con gái của Phật Hựu, em họ của Hiếu Định Cảnh Hoàng hậu, sau được chỉ hôn cho Phổ Luân); Phú Sát thị (con gái của Phong Tú, em gái của Mục Tông Tuệ phi của Hoàng đế Đồng Trị); hai chị em Phú Sát thị (con gái của Đức Hinh) và Phí Mạc thị (con gái của Chí Nhan).

Tuy nhiên, Hoàng đế Quang Tự đã say đắm con gái lớn của Đức Hinh từ lần đầu tiên nhìn thấy. Hoàng đế muốn giao ngọc như ý cho nữ nhân này nhưng đã bị Từ Hi Thái hậu ngăn cản. Dưới áp lực của Từ Hi Thái hậu, Hoàng đế không còn cách nào khác là phải chọn chị họ Diệp Hách Na Lạp thị làm Hoàng hậu.

Ngoài Diệp Hách Na Lạp thị thì trong đợt tuyển tú năm đó còn có 2 nữ nhân khác được chọn nhập cung là hai chị em Tha Tháp Lạp thị, tức là Cẩn phi và Trân phi sau này.

Nhà Thanh, Lịch sử trung quốc, Diệp Hách Na Lạp thị, Long Dụ thái hậu

Ảnh minh họa.

 

Tháng 7 năm Quang Tự thứ 15, Hoàng đế Quang Tự cử hành đại hôn. Trên thực tế, trong lòng Hoàng đế hiểu rõ, vị Hoàng hậu mà Từ Hi Thái hậu chọn chỉ là một con cờ với tác dụng theo dõi mình. Hơn nữa, tướng mạo của Diệp Hách Na Lạp thị cũng không quá ưa nhìn, tính tình vừa bảo thủ vừa nhu nhược, không có chính kiến, là mẫu người phụ nữ phong kiến điển hình.

Do đó Hoàng đế không hề muốn ở cạnh nữ nhân này một chút nào, ông luôn lấy cớ sức khỏe yếu để xa lánh Hoàng hậu. Nhưng ngược lại vẫn luôn sủng ái những nữ nhân khác, đặc biệt là Trân phi. Điều này đã khiến Diệp Hách Na Lạp thị vô cùng tổn thương.

Trong các buổi yến tiệc hoàng gia, Diệp Hách Na Lạp thị không thể có được uy quyền vốn có của một vị Hoàng hậu.

Năm Quang Tự thứ 34, Hoàng đế băng hà, Phổ Nghi lên ngôi, tức Hoàng đế Tuyên Thống. Diệp Hách Na Lạp thị được tấn tôn thành Thái hậu, huy hiệu là Long Dụ Thái hậu.

Năm 1912, triều Thanh kết thúc khi Long Dụ Thái hậu thay mặt Phổ Nghi ký hiệp ước thoái vị, nhưng hoàng tộc vẫn được sống trong nội đình Tử Cấm Thành. Lúc đó, gánh nặng tâm lý của Long Dụ Thái hậu đã khiến sức khỏe của bà ngày càng kiệt quệ. Năm Dân Quốc thứ 2, Long Dụ Thái hậu qua đời sau một cơn bạo bệnh ở tuổi 45.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm