Khám phá

Cuộc đời nhiều bi kịch vì bệnh tật của Napoleon

Bi kịch lớn nhất cuộc đời Hoàng đế Pháp là sự bất lực đến quá sớm trong đời sống tình dục.

Những điều ít biết về sự sạch sẽ của phụ nữ cổ đại / Trùm phát xít Hitler từng sản xuất bom nguyên tử và đĩa bay?

Tuy oai hùng và lừng lẫy trên chiến trường nhưng hoàng đế Pháp Napoleon lại là một người đàn ông yếu đuối trong đời sống tình ái. Các cuộc ân ái của Napoleon thường kết thúc rất nhanh chóng và năm 42 tuổi thì ông mắc chứng liệt dương.

Vị hoàng đế lắm tài nhiều... bệnh

Tên tuổi cũng như những chiến công lẫy lừng của vị tướng và sau này là hoàng đế Pháp - Napoleon Bonaparte - ghi đậm dấu ấn trong sử sách, người đời thông thuộc tới từng chi tiết.

Napoleon Bonaparte là nhà quân sự và chính trị gia kiệt xuất của Pháp

Tuy nhiên, những điều thuộc dạng thâm cung bí sử liên quan tới cuộc sống thường nhật của vị tướng "lắm tài nhiều... bệnh" này lại được nói tới bằng nhiều luồng thông tin khác nhau.

Mặc dù tham gia chinh phạt khắp nơi trong thời gian dài, có trí nhớ siêu phàm và năng lực làm việc bền bỉ, Napoleon lại là người có sức khỏe không tốt lắm.

Là đứa trẻ sinh thiếu tháng, thuở niên thiếu và kể cả lúc trưởng thành, do đời sống khó khăn nên ông rất gầy.

Một người bạn gái của nhà văn Stendhal, từng gặp Napoleon năm 1795 (lúc ông 26 tuổi) đã diễn tả: “Đó là người gầy nhất mà tôi từng gặp trong đời!”.

Napoleon bị chứng viêm bàng quang nên rất khó đi tiểu. Nói với thầy thuốc, ông kể: “Ta luôn cảm thấy buồn tiểu nhưng lại bí, nên đau không chịu được”.

 

Để giảm đau, thầy thuốc yêu cầu ông ngâm mình vào một thùng to đầy nước ấm, do đó Napoleon có thói quen tắm nước nóng khá lâu.

Căn bệnh đi tiểu nhỏ giọt này được cho là đã ảnh hưởng đến khả năng chỉ huy trận đánh ở Nga, khi ông bị đau nên thiếu quyết đoán, phản ứng chậm trước diễn biến của chiến trận.

Ngoài ra, Napoleon còn bị táo bón nặng, gây trĩ chảy máu. Ông bị táo bón từ thuở nhỏ và ngày càng diễn biến xấu hơn. Để chữa trị, bác sĩ cho ông dùng nước đun sôi để nguội pha với dung dịch acetat chì tẩm vào một mảnh vải để rửa, và dùng đỉa để hút máu.

Theo nhiều tài liệu, do bị giãn tĩnh mạch vùng hậu môn nên trong trận Waterloo, ông phải ngồi xe thay vì cưỡi ngựa để chỉ huy (vài năm trước, ông dư sức cưỡi ngựa hơn 10 giờ mỗi ngày, đi những chặng đường dài dằng dặc).


Hình ảnh Napoleon trên giường bệnh được thể hiện lại qua tranh vẽ.
Hình ảnh Napoleon trên giường bệnh được thể hiện lại qua tranh vẽ.

Từ năm 1804, Napoleon tăng cân nhanh chóng nên các thầy thuốc buộc ông ăn với chế độ thanh đạm. Napoleon còn từng bị sốt rét 2 lần, bị ghẻ và sau đó là chứng ngứa toàn thân buộc ông phải gãi liên tục trước mặt một số cận thần.

 

Hoàng đế Pháp còn có triệu chứng viêm gan (da vàng); có người còn cho ông bị lao với triệu chứng ho dai dẳng.

Ông cũng là người thần kinh có vấn đề, hay lên cơn kích thích quá đáng, giận dữ thái quá và thỉnh thoảng trầm uất.

Bất lực chốn phòng the: Bi kịch ám ảnh cả đời của ông hoàng

Theo một số tài liệu còn sót lại thì Napoleon sống "chay tịnh" khi còn khá trẻ bởi 42 tuổi ông đã mắc chứng liệt dương.

Napoleon có một con trai với người vợ thứ hai Marie Louise
Napoleon có một con trai với người vợ thứ hai Marie Louise.

Những người thân cận với vị Hoàng đế cho biết, chuyện tình dục của vị hoàng đế chỉ diễn ra trong khoảng thời gian trước năm 40 tuổi, tuy nhiên các cuộc ân ái thường không kéo dài và kết thúc nhanh chóng.

 

Sau tuổi 40, Napoleon vẫn gần gũi nữ giới nhưng tuyệt nhiên không có chuyện 'chăn gối'.

Nhiều sử gia cho rằng đây chính là nguyên nhân lý giải cho việc tại sao cả 2 người vợ của vị Hoàng đế lừng lẫy này đều cho ông "cắm sừng".

Tuy có một quý tử với Marie Louise nhưng ông vẫn bị đồn đại là người đồng tính luyến ái.

Sĩ quan hầu cận Napoleon toàn là những người có dáng đàn bà, trong đó người được sủng ái nhất là Gurga, thường biểu lộ những cử chỉ ghen tuông khi thấy Napoleon “âu yếm” những sĩ quan trẻ đẹp.

Ngoài ra, những dấu hiệu về cơ thể của Napoleon khiến người ta tò mò về khả năng nam giới của vị tướng tài này.

 

Các cận thần và người nhà có mặt bên Napoleon lúc lâm chung
Các cận thần và người nhà có mặt bên Napoleon lúc lâm chung

Khi Napoleon mất, lúc liệm, người ta thấy cơ thể ông không có lông, dấu hiệu sinh dục bên ngoài rất ít tính nam, trong khi bộ ngực tròn trịa, mềm mại, tay chân nhỏ nhắn với kích thước chiều cao khiêm tốn: 1,57m.

Thời trai trẻ và những mối tình bất trắc

Ít ai biết rằng, hoàng đế, thiên tài quân sự kiệt xuất của nước Pháp mang trong mình trái tim yêu mãnh liệt nhưng những cuộc tình của ông lại nhiều đau thương và thấm đẫm nước mắt.

Eugenie Clary, người sau này là hoàng hậu Thụy Điển, thường được coi là mối tình đầu của Napoleon, nhưng thực ra trước đó ông đã một lần yêu và thất bại.

Đó là khi Napoleon 16 tuổi, mang quân hàm thiếu úy pháo binh. Chàng quen và yêu Caroline, một cô gái không quá xinh đẹp nhưng đáng yêu, khiến trái tim trai trẻ của chàng thiếu úy lúc nào cũng sôi sục.

 

Nhưng chẳng bao lâu, chàng nhận ra tình cảm gần như chỉ có từ một phía, còn Caroline chẳng mấy thiết tha.

Danh sách những người phụ nữ gắn với tình trường của Napoleon Bonaparte không hề ít. Vị Hoàng đế này quen biết nhiều quý bà, quý cô thời thượng, trong đó phải kể đến mối tình với nhan sắc lộng lẫy Eugenie, cuộc tình lãng mạn với cô bồ trẻ Besty...

Cuộc đời hoàng đế lừng danh lại rẽ sang trang khác khi ông yêu và đắm say với một quả phụ hai con, nợ nần chồng chất chỉ vì thói ăn tiêu, mua sắm vô tội vạ mang tên Josephine.

Vẻ đẹp đằm thắm của Josephine, người làm tan vỡ trái tim Napoleon
Vẻ đẹp đằm thắm của Josephine, người làm tan vỡ trái tim Napoleon

Napoleon gặp Josephine vào mùa thu năm 1797. Ngay lần gặp đầu tiên, ông đã si mê bà. Nhưng trong con mắt của Josephine, người đàn ông kém bà đến 6 tuổi Napoleon không có gì thu hút cả.

Josephine choán hết cả hồn vía Napoleon, để đến nỗi ông một mực đòi cưới bằng được, dù phải phản bội Eugenie, người ông đã đính ước.

 

Suốt cuộc hôn nhân kéo dài 13 năm ấy, ông biết rất rõ vợ không yêu mình và rất nhiều lần phản bội, thậm chí còn lấy mình ra làm trò đùa khi nói chuyện với người khác, nhưng ông không thể bớt yêu đi được.

Ấy vậy mà Napoleon vẫn không bỏ vợ, khi ông lên ngôi vẫn phong Josephine làm hoàng hậu. Chỉ đến khi bà đã luống tuổi, không còn hy vọng sinh người nối dõi, Napoleon mới ly hôn, nhưng vẫn giúp đỡ, chu cấp cho bà suốt đời.

Người vợ sau là Louise, công chúa nước Áo. Năm 1814 khi thất bại và bị đi đày ở đảo Elba, Napoleon mong chờ vợ đưa con trai đến thăm, thậm chí đã sửa soạn phòng ốc cho họ, nhưng không ai đến.

Chỉ sau mấy tháng vắng chồng, Louise đã chung sống với tình nhân, sinh thêm hai đứa con. Đến năm 1821, thì lấy người đó sau khi Napoleon mất.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm