Trân Châu Cảng là cuộc chiến mang tính bước ngoặt của thế chiến thứ II, sẽ thế nào nếu Nhật không tấn công Mỹ...
Trận chiến
Trân Châu Cảng là một trong những trận đấu nổi tiếng nhất lịch sử
thế chiến thứ II, nó mang một ý nghĩa lớn và làm thay đổi cục diện của cả trận chiến.
Vậy nếu đế quốc Nhật không mở cuộc tấn công vào Trân Châu Cảng liệu lịch sử thế giới nói chung và lịch sử nước Nhật nói riêng sẽ thay đổi như thế nào?
Chúng ta đều biết Nhật Bản là một cường quốc về kinh tế và quân sự của thế giới hiện nay, mặc dù là nước thua trận trong thế chiến thứ II, hứng chịu nhiều thiên tai và tài nguyên thiên nhiên có hạn.
Nhưng tinh thần, ý chí của họ đã vực dậy cả một đất nước sau đám tro tàn của 2 quả bom nguyên tử vào Hiroshima và Nagasaki.
Một trong những bước ngoặt khiến Nhật Bản lâm vào tình cảnh như vậy có thể bắt nguồn từ quyết định sai lầm khi tấn công vào Trân Châu Cảng.
Trận chiến Trân Châu Cảng là trận đấu mà hải quân Nhật tấn công vào hải quân Hoa Kỳ bằng không quân (353 máy bay) không kích và tấn công 4 thiết hạm Hoa Kỳ, gây hư hỏng 4 chiếc khác.
Họ đánh chìm và phá hoại 3 tàu tuần dương, 3 tàu khu trục và một tàu thả mìn, phá hủy 188 máy bay, khiến 2402 người tử mạng và 1282 người bị thương,…
Đây là trận chiến lớn và nổi tiếng nhất thế chiến II, mặc dù Nhật Bản thiệt hại rất nhỏ (mất 29 máy bay, 65 người thương vong, nhưng liệu đó là thành công hay thất bại lớn nhất của Nhật?
Cuộc chiến bất ngờ này được trù tính sẽ ngăn ngừa và giữ chân hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ không can thiệp đến cuộc chiến mà Nhật Bản đang hoạch định nhằm xâm chiếm Đông Nam Á, chống lại Anh Quốc, Hà Lan và Hoa Kỳ.
Cùng với sai lầm của đế quốc Đức khi cho quân tấn công sâu vào lãnh thổ nước Nga, Trân Châu Cảng có lẽ cũng là nguyên nhân lớn khiến phe phát xít thất bại.
Sau đây là một số sai lầm trong trận Trân Châu Cảng:
1. Phá vỡ thế mạnh của phe phát xít
Giai đoạn trước cuộc chiến Trân Châu Cảng, phe Phát Xít đang chiếm lợi thế và khiến cho phe đồng minh yếu thế hơn rất nhiều.
Cuộc chiến khiến người Mỹ phẫn nộ và thay đổi lập trường của mình, công chúng Hoa Kỳ đã thay đổi quan điểm biệt lập sang ủng hộ Hoa Kỳ tham chiến.
Như vậy sau trận Trân Châu Cảng, Hoa Kỳ mới chuyển từ thế trung lập sang tham chiến, ủng hộ quân đồng minh.
Đây chính là thời khắc phá vỡ thế áp đảo của phe Phát Xít, khiến cán cân của cuộc chiển thay đổi.
Thay vì khiến người Mỹ bị đòn đánh phủ đầu làm cho nản lòng để Nhật có thể tiếp tục chinh phục Đông Nam Á mà không bị can thiệp, nó lại phản tác dụng và đi ngược với dự tính ban đầu.
2. Sai lầm trong quan hệ Nhật - Hoa Kỳ
Trước đó Hoa Kỳ là nguồn cung cấp máy bay, linh kiện, máy công cụ và xăng máy bay, dầu mỏ, …những tài nguyên Nhật Bản rất hạn chế trong nước do vị trí địa lý của mình.
Do đó sau cuộc tấn công bất thình lình, Nhật hiển nhiên mất đi đối tác cung cấp trang thiết bị phục vụ chiến tranh cũng như cuộc sống của người Nhật.
Vậy rõ ràng khi nghĩ rằng cuộc tấn công sẽ làm nản chí người Mỹ và Nhật dễ dàng đạt được mục đích là một sai lầm tai hại của họ. Điều này góp phần khiến cục diện thay đổi gây bất lợi cho phe Phát Xít.
3. Đòn giáng mạnh trở lại sau thất bại của Nhật
Chúng ta hẳn không thể quên 2 quả bom nguyên tử mà Hoa Kỳ đã giáng xuống 2 thành phố Nagasaki và Hiroshima, thời điểm mà phe Phát Xít rơi vào thế thua cuộc, khiến Nhật Bản đầu hàng vô điều kiện sau đó.
Hai quả bom nguyên tử không những là đòn kết liễu đối với người Nhật, đánh dấu thất bại của họ trong thế chiến II mà nó còn tàn phá nặng nề và ảnh hưởng lâu dài đến đất nước Nhật.
Kéo lùi sự phát triển va tiềm lực kinh tế, quân sự lúc bấy giờ. Theo ước tính 140 000 người dân thành phố Hiroshima đã chết kể cả hậu quả phóng xạ nhiều tháng sau đó.
Còn ở Nagasaki là 70 000 người. Cơ sở hạ tầng của Nhật trở về thời “đồ đá”. Để lại hậu quả nặng nề và trở thành đòn đáp trả tàn nhẫn nhất mà Nhật phải hứng chịu từ Hoa Kỳ.
Mặc dù không thể xác định rõ ràng vai trò của cuộc chiến Trân Châu Cảng đối với thế chiến thứ II cũng như đất nước Nhật Bản, nhưng có thể thấy trận chiến sai lầm lớn nhất mà người Nhật mắc phải.
Theo ý kiến cá nhân người viết, nếu không có quyết định này, cục diện thế chiến sẽ khác rất nhiều đối với cả 2 phe tham chiến. Và có thể Nhật Bản cũng như phe Phát xít sẽ không có kết cục như vậy.
Theo Phương Anh/Khỏe & Đẹp