Cuộc đời truân chuyên của một Hoàng hậu: Lần lượt gả cho ba vị Hoàng đế, sau cùng bị Hoàng đế thứ tư giết chết vì không chịu thị tẩm
Thích thú với ngôi nhà làm từ hơn 20.000 bắp ngô / Vương quốc bí ẩn của người Maya
Phụ nữ Trung Hoa cổ đại không những phải chịu thiệt thòi trong cuộc sống mà còn không có quyền lựa chọn bạn đời cho mình, chỉ có thể chấp nhận sự sắp xếp của cha mẹ.
Nhĩ Chu Anh Nga là con gái của một quý tộc thời kỳ Nam Bắc triều, gia thế vô cùng hiển hách. Phụ thân của bà là Nhĩ Chu Vinh, một quyền thần dưới triều Bắc Ngụy. Họ Nhĩ Chu là một nhánh của tộc Khiết Hồ.
Vào thời điểm đó, cách tốt nhất để hoàng tộc Bắc Ngụy thu phục được gia tộc quyền lực như Nhĩ Chu là liên hôn chính trị. Chính vì vậy, Nhĩ Chu Anh Nga đã thành thân với Hiếu Minh Đế Nguyên Hủ. Vừa vào cung, bà được sơ phong Tần.
Lúc này, người nắm quyền lực lớn nhất triều đình Bắc Ngụy chính là Hồ Thái hậu. Hồ Thái hậu được đánh giá là thông minh, đã bắt đầu nhiếp chính từ khi Hiếu Minh Đế lên ngôi lúc 5 tuổi. Tuy nhiên, nhược điểm của bà là quá khoan dung với tội tham nhũng, từ đó dẫn đến tình trạng không ổn định của đất nước.
Khi Hiếu Minh Đế đến tuổi trưởng thành, ông vì muốn hạn chế quyền lực của Hồ Thái hậu nên đã liên kết với Nhĩ Chu Vinh, phụ thân của Nhĩ Chu Anh Nga. Nhưng kế hoạch này đã bị Hồ Thái hậu chặn lại, Hiếu Minh Đế sau đó đã bị Hồ Thái hậu hạ độc chết.
Để củng cố địa vị của mình, Hồ Thái hậu đã đưa một người mà bà tín nhiệm trở thành Hoàng đế mới của Bắc Ngụy. Người này là Nguyên Chiêu, cháu nội của Hiếu Văn Đế và cũng là em họ của Hiếu Minh Đế. Trong sử sách gọi Nguyên Chiêu là Bắc Ngụy Ấu Chúa.
Tuy nhiên, Nhĩ Chu Vinh không công nhận Nguyên Chiêu là Hoàng đế và vẫn tiếp tục đối đầu với Hồ Thái hậu. Ông đưa quân tiến đến kinh thành, tôn Nguyên Tử Du làm Hoàng đế (tức Hiếu Trang Đế) và giết chết Hồ Thái hậu lẫn Ấu Chúa.
Sau khi Hiếu Trang Đế lên ngôi, Nhĩ Chu Vinh đã liên tục ép Hoàng đế lập con gái mình làm Hoàng hậu. Hiếu Trang Đế luôn do dự bởi về vai vế Nhĩ Chu Anh Nga là cháu dâu của ông. Tuy nhiên, Hiếu Trang Đế vẫn quyết định sách lập Nhĩ Chu Anh Nga làm Hoàng hậu vì cho rằng cuộc hôn nhân này sẽ mang lợi ích cho ông.
Gia tộc Nhĩ Chu luôn khống chế Hiếu Trang Đế khiến ông sinh ra cảm giác bức bối và ngầm tính kế riêng. Năm 530, sau khi Nhĩ Chu Vinh bị Hiếu Trang Đế lừa vào cung rồi giết chết, cuộc chiến giữa Hoàng đế và gia tộc Nhĩ Chu đã nổ ra. Kết quả là Hiếu Trang Đế bị giết chết.
Để diệt trừ hậu họa, gia tộc Nhĩ Chu quyết định giết chết cốt nhục của Hiếu Trang Đế và Hoàng hậu Nhĩ Chu Anh Nga khi đứa trẻ vừa ra đời vài tháng.
Năm 532, Cao Hoan lật đổ gia tộc Nhĩ Chu, Nhĩ Chu Anh Nga tái giá làm thiếp của Cao Hoan. Mặc dù là thiếp nhưng Cao Hoan lại xem trọng bà hơn chính thấtLâu Chiêu Quân. Đến mức Cao Hoan nhiều lần suy nghĩ về việc đưa Nhĩ Chu Anh Nga lên vị trí chính thất nhưng cuối cùng vẫn không thực hiện.
Dần dần Nhĩ Chu Anh Nga cũng đã chấp nhận tình cảm của Cao Hoan và sinh cho ông 2 người con trai. Từ đó, Cao Hoan càng sủng ái Nhĩ Chu Anh Nga nhiều hơn nữa.
Nhưng, cuộc sống của Nhĩ Chu Anh Nga một lần nữa bị xáo trộn khi Cao Hoan bệnh nặng rồi qua đời. Đến năm 550, con trai của Cao Hoan là Cao Dương soán ngôi của Hiếu Tĩnh Đế, lập nên triều Bắc Tề.
Cao Dương xưng Văn Tuyên Đế, truy tôn cha thành Thần Vũ Đế, tôn mẹ ruột Lâu Chiêu Quân thành Hoàng thái hậu và Nhĩ Chu Anh Nga thành Hoàng thái phi.
Khi vừa nắm quyền, Văn Tuyên Đế tỏ ra là một minh quân, tuy nhiên chỉ vài năm sau, máu tàn bạo đã trỗi dậy. Trong một cơn say, Văn Tuyên Đế đã ép buộc Nhĩ Chu Anh Nga lên giường với mình nhưng bà kiên quyết phản đối. Do đó, bà đã bị Văn Tuyên Đế xử trảm.
Nhĩ Chu Anh Nga khiến nhiều thế hệ sau này thương cảm vì bà chưa từng một lần được quyết định chuyện trọng đại trong đời, hoàn toàn dựa theo sự sắp đặt của người khác.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bài toán hóc búa của thầy giáo Việt Nam trong đề thi Olympic: Độ khó khiến nhiều nước muốn loại bỏ
Thần đồng toán học Việt Nam trở thành GS Vật Lý nổi tiếng thế giới: Từng được kỳ vọng đạt giải Nobel
'Thần đồng' Việt Nam nhỏ tuổi nhất đạt HCV Olympic Toán: Được Pháp phong hàm Giáo sư hạng đặc biệt
Thầy giáo đầu tiên ở Việt Nam mở trường phổ thông dân lập: Từng ra đề cho Olympic toán học quốc tế
Nhà thơ 'lười' nhất lịch sử: Cả đời chỉ sáng tác một bài hai câu thơ, được truyền muôn đời
Ai được xem là ‘nhà thơ của làng cảnh Việt Nam’ ? Có bài thơ người Việt nào cũng thuộc