Cuộc sống thú vị của loài sóc có bộ lông sặc sỡ đến kỳ lạ ở Ấn Độ
Ngoài cái tên phổ biến Malabar, loài sóc này còn có tên Ấn Độ là Shekru, có nghĩa là “đẹp lộng lẫy” nhờ bộ lông có màu sắc kỳ lạ.
Công việc nguy hiểm nhất thế giới: Khai thác “vàng của quỷ” / Bất ngờ về hình ảnh thời thơ ấu của Hitler và nhóm 'đồ tể' phát xít

Đối với những người lâu nay quen với loài sóc xám ở Mỹ hay “người họ hàng” dễ thương hơn là sóc đỏ châu Âu, thì Malabar sẽ là một điều bất ngờ đầy thú vị.

Sóc Malabar (Shekru) khá to lớn. Chúng dài tới gần 1m (tính cả đuôi) nặng trên 1kg.

Bộ lông có màu đen, nâu, cam, màu hạt dẻ và màu tím, có thể giúp chúng ẩn nấp một cách hoàn hảo trong các khu rừng ở Ấn Độ.

Bộ lông đặc biệt này cũng rất hữu ích khi chúng muốn trốn khỏi sự chú ý của những kẻ săn mồi.

Cái đuôi của sóc Malabar thì còn độc lạ hơn.

Đuôi của chúng cực dài, và linh hoạt, đôi khi trông vàng như đốm nắng.

Theo các nhà nghiên cứu, sóc Malabar có bộ lông đặc biệt là bởi chúng là loài kiếm ăn vào ban ngày.

Tập tính của sóc Malabar là núp dưới tán lá trong ánh nắng chói chang của Ấn Độ mà gặm nhấm vỏ cây, hạt quả hay côn trùng, trứng chim.

Chúng cũng sở hữu bộ móng chắc khoẻ giúp bám chắc vào thân cây trong quá trình di chuyển để kiếm ăn.

Thức ăn của chúng là các loại trái cây, hạt, hoa cách xa mặt đất.

Chúng không cần phải lo lắng về những kẻ săn mồi dưới mặt đất, nhưng vẫn phải đề phòng đại bàng bay lượn trên cao.

Sóc Malabar hiện nay chủ yếu sống trong Khu bảo tồn Động vật Hoang dã Bhimashankar của bang Maharashtra, Ấn Độ.

Trước đấy, sóc Malabar từng bị xếp vào danh sách những loài có nguy cơ bị tuyệt chủng.

Nhưng từ năm 2015, chúng đã có dấu hiệu phục hồi. Tới năm 2016, số lượng loài sóc này đã tăng khoảng 8% chỉ sau 1 năm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Cách Hà Nội 50 km có một ngôi chùa trăm tuổi 'dát vàng' nằm cánh đồng làng được nhiều du khách ghé thăm
Đây là 3 dòng sông chảy ngược nổi tiếng ở Việt Nam, thậm chí có sông được gọi với biệt danh 'Nghịch hà'
CLIP: Sư tử đực đơn độc bị bầy linh cẩu vây hãm khi không còn ở thời kỳ đỉnh cao
Ếch phi tiêu độc – Những 'viên ngọc sống' nguy hiểm bậc nhất rừng rậm Amazon
Vì sao vàng 'chanh sả' tới vậy? Không chỉ đẹp mà còn đắt xắt ra miếng!
Vì sao ớt lại có vị cay? – Bí mật đằng sau cảm giác 'bỏng miệng'
Cột tin quảng cáo