Khám phá

Cuộc "trỗi dậy" vĩ đại dưới lòng đại dương trong đêm tối

Khi màn đêm buông xuống, chúng bắt đầu chuyến hành trình lớn nhất hành tinh mà con người hiếm khi biết.

Chùm ảnh chứng tỏ con người quá nhỏ bé trước đại dương / Loạt ảnh đầy ấn tượng về cuộc sống đa màu sắc và cũng không kém phần diệu kỳ dưới đại dương sâu thẳm

Đêm xuống. Chúng bắt đầu trỗi dậy. Chúng là "những kẻ du mục" của đại dương.

Khi Mặt Trời dần biến mất dưới đường chân trời, một cuộc "hành hương" lớn nhất hành tinh diễn ra ngay trong các đại dương thế giới: Vô số sinh vật biển bắt đầu chuyến hành trình lên mặt nước phía trên.

Chúng không ở đó quá 12 tiếng bởi khi Mặt Trời ló rạng, chúng sẽ đồng loạt rút lui xuống đáy biển sâu để tránh những mối đe dọa của những kẻ săn mồi trên bề mặt nước. Bóng tối của biển sâu lại một lần nữa thực hiện sứ mệnh bảo vệ, bao bọc chúng.

Cuộc di cư dài đến hàng trăm mét trong mỗi đêm này ở đại dương được giới khoa học gọi là Diel Vertical Migration - Di cư theo chiều thẳng đứng (DVM).

Cuộc trỗi dậy vĩ đại dưới lòng đại dương trong đêm tối: Lớn nhất hành tinh nhưng không ai biết - Ảnh 1.

Khi Mặt Trời dần biến mất dưới đường chân trời, một cuộc "hành hương" lớn nhất hành tinh ... Ảnh minh họa: Shutterstock

Tính đến số lượng những sinh vật biển thực hiện chuyến hành trình này mỗi đêm, khoa học gọi đó là cuộc di cư hàng loạt lớn nhất trên hành tinh diễn ra mỗi đêmvà con người hầu như không hề hay biết.

Chỉ có các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu thủy cung vịnh Monterey (MBARI) ở California (Mỹ) - đã quan sát và nhận thấy hành trình kỳ diệu này của chúng.

Tại sao chúng phải di cư lên mặt biển?

Theo quan sát thu được của MBARI, sinh vật biển tham gia vào cuộc di cư này gồm zooplankton và nekton.

Trong đó, zooplankton gồm các động vật nguyên sinh, giáp xác và rất nhiều các động vật nhỏ khác. Zooplankton cũng bao gồm trứng và ấu trùng của một số loài động vật lớn như cá, giáp xác, giun đốt...

 

Cuộc trỗi dậy vĩ đại dưới lòng đại dương trong đêm tối: Lớn nhất hành tinh nhưng không ai biết - Ảnh 2.

Hình ảnh một số loài zooplankton. Nguồn: Internet

Nekton là những sinh vật tự bơi, chúng là những sinh vật lớn hơn zooplankton (ví dụ như mực, cá nhỏ). Ngoài việc thực hiện dii cư theo chiều thẳng đứng, chúng có thể di chuyển theo chiều ngang cũng như bơi ngược dòng nước.

Để trả lời câu hỏi trên, cần phải hiểu nguyên lý này: Theo các nhà khoa học, phần lớn sinh vật phù du và sinh vật nhỏ của biển cả chịu ảnh hưởng bởi năng lượng Mặt Trời, tuy nhiên, do sự biến động về dinh dưỡng, nên ở các vùng đại dương có nhiều ánh sáng nhưng chúng lại ít phát triển, do đã được cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết như nitrat, phosphat và silicat.

Do đó, sự phát triển cũng như sinh sản sơ cấp của các loài này thường diễn ra ở các độ sâu lớn hơn. dù cho có suy giảm ánh sáng Mặt Trời.

Và việc chúng di cư lên mặt biển không nằm ngoài mục đích KIẾM ĂN. Dù là những sinh vật nhỏ kích cỡ chỉ từ centimet đến micromet nhưng chúng vẫn cần những con mồi kích thước bé hơn để sinh sống.

 

Tại sao chúng phải di cư vào ban đêm?

Mục đích chính của các nhà khoa học MBARI là quan sát cuộc di cư lớn nhất hành tinh này để liệt kê các loại mối đe dọa săn mồi mà chúng phải đối mặt và để đánh giá tiềm năng đe dọa của các loài động vật ăn thịt khác nhau trong đại dương. Các nhà nghiên cứu thừa nhận rằng "tỷ lệ di cư thành công dường như rất nhỏ" vì các loài này phải đối mặt với những chướng ngại trên hành trình đi săn. Nói cách khác, chúng thuộc chuỗi thức ăn của những loài cấp cao hơn.

Trong số đó, nạn nhân của đoàn di cư bị tấn công nhiều nhất là tôm (cụ thể là loài (Euphausia pacifica vàThysanoessa spinifera). Chúng là nguồn thức ăn của các loài săn mồi từ cá voi, chim đến cá, mực...

Nạn nhân tiếp theo là cá đèn lồng Myctophid. Kẻ thù của chúng là một số loài mực có chiến thuật bắt mồi liên quan đến tấn công trực tiếp.

Cuộc trỗi dậy vĩ đại dưới lòng đại dương trong đêm tối: Lớn nhất hành tinh nhưng không ai biết - Ảnh 3.

Một con mực Gonatus onyx ăn một con cá đèn lồng. Nguồn: MBARI

 

Nghiên cứu cho thấy, các loài zooplankton và nekton nằm trong các cấp bên dưới của chuỗi thức ăn của đại dương cũng như đóng vai trò nhất định cho chu trình cacbon của đại dương.

Khi quá trình chết đi tự nhiên (không phải bị săn mồi), chúng trở thành mảnh vụn thức ăn cho các sinh vật khác. Điều này dẫn tới kết quả là làm gia tăng sự hô hấp CO2 tại bề mặt tiếp giáp của khí quyển và đại dương, góp phần làm tăng vai trò của đại dương như là nguồn hấp thụ cacbon.

Phát hiện này là kết quả của những quan sát và nghiên cứu hàng nghìn giờ tại chỗ của các trạm quan sát thuộc Viện nghiên cứu thủy cung vịnh Monterey, với các phương tiện hoạt động từ xa (ROVs), phương tiện tự động dưới nước (AUVs) và phương tiện (HOVs).

1
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm