Đã có thuốc giải độc cho nọc độc nguy hiểm nhất thế giới
Ăn nhiều đường dễ mắc bệnh loãng xương / Cách phòng bệnh sốt xuất huyết khi thời tiết vẫn liên tục nắng nóng kèm mưa nhiều
Loài thú có nọc độc nhất thế giới không phải là rắn hay bọ cạp mà đó là loài sứa hộp - một sinh vật được trang bị đủ nọc độc để giết chết hơn 60 người.
Các nhà nghiên cứu của Đại học Sydney đã cố gắng xác định một phân tử hoạt động như một thuốc giải độc cho nọc độc của loài sứa này. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn cần phải thử nghiệm tiếp theo trước khi thuốc giải được đưa vào sử dụng rộng rãi trong thực tế.
Sứa hộp Australia (Chironix fleckeri) có tới 60 xúc tu, mỗi xúc tu dài 3 mét và chứa hàng triệu lưỡi câu chứa đầy nọc độc. Nọc độc của loài sứa mạnh mẽ này sẽ làm choáng hoặc giết chết con mồi một cách nhanh chóng.
Loài sứa cực độc Chironix fleckeri thường được tìm thấy ngoài khơi bờ biển phía Bắc Australia và khắp vùng biển Indo-Thái Bình Dương.
Những người không may mắn bị loài sứa độc này chích sẽ thấy đau đớn, sau đó là hoại tử da và đôi khi thậm chí tim ngừng đập và tử vong chỉ vài phút sau đó. Nhiều nạn nhân đã bị sốc và chết đuối. Những người may mắn sống sót sau khi bị tấn công bởi sứa hộp có thể bị đau trong vài tuần và sẽ có vết sẹo.
Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng ở chuột và người, thuốc giải độc giúp ngăn ngừa hoại tử da, sẹo và đau. Tuy nhiên, cần nhiều nghiên cứu hơn để xem liệu nó cũng có thể ngăn chặn cơn đau tim.
Theo khuyến cáo, thuốc giải độc cần được bôi lên da trong vòng 15 phút sau khi bị chích.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: 'Đi lạc' vào ổ ong bắp cày, rắn hổ mang chúa nhận cái kết tan xương nát thịt
CLIP: Sư tử trổ tài săn 'kẻ bố đời' rồi nhận cái kết khó tin
Gia đình đặc biệt nhất Việt Nam có vợ và chồng đều là tướng nổi tiếng, trụ cột đất nước một thời
CLIP: Ỷ đông bắt nạt lửng mật, 3 con báo nhận ngay cái kết bẽ mặt
Thanh bảo kiếm cõi âm mang 'lời nguyền chết chóc' của Hoàng đế Càn Long, mất 10 năm mới hoàn thành
Việt Nam sở hữu loài cây hiếm có khó tìm nhất thế giới, nhiều người bản địa cũng chưa từng được thấy