Đi theo con đường rải 3 tấn tiền xu, đội khảo cổ tìm đến lăng mộ xa hoa khó tin: Có cả... nhà vệ sinh cho chủ mộ!
Phong tục tuẫn táng bất công đẩy con người đến cái chết không trọn vẹn: Bí mật những đôi chân "hở" trong mộ cổ / Đào được "quái thú" bằng vàng trong mộ cổ: Chuyên gia vừa nhìn đã nói “Anh phải giao nộp nó ngay!”
Tháng 5 năm 1986, một người dân tên Zhao Deyou ở làng Thị Viên, thành phố Vĩnh Thành, tỉnh Hà Nam cùng một vài người nữa đã sử dụng pháo để khai thác đá đã bất ngờ phát hiện ra một hố sâu rất lớn. Anh ta đã lấy một miếng sắt và vứt xuống hố thì nghe thấy tiếng vọng giống như sắt va và một vật cứng.
Những người chứng kiến sự việc đều có thể bên dưới có thể là một ngôi mộ cổ, nên đã khuyên anh báo ngay cho cơ quan chức năng. Ngay khi tiếp nhận thông tin, chỉ vài giờ sau Đội Di tích Văn hóa Thương Khâu của tỉnh Hà Nam đã có mặt tại hiện trường.
Cung điện dưới lòng đất
Sau khi khai quật sơ bộ, các chuyên gia đã vô cùng sửng sốt trước một con đường bằng đồng xu dài 10,5 mét, rộng 4,56 mét, dẫn tới một ngôi mộ vô cùng sang trọng.
Theo thống kê, có tổng cộng 2,25 triệu đồng tiền xu, nặng đến 3 tấn, việc mở đường bằng số lượng lớn tiền đồng như vậy đủ chứng tỏ một điều chắc chắn rằng chủ nhân của ngôi mộ phải là một người vô cùng giàu có và quyền lực.
Khung cảnh bên trong lăng mộ (Nguồn: Baike.baidu)
Sau khi tham khảo các tư liệu lịch sử liên quan, các chuyên gia suy luận rằng chủ nhân của ngôi mộ này là của Lưu Mãi (?-137 TCN), tức Lương Cung Vương - vị tông thất nhà Hán, vua thứ sáu của nước Lương (chư hầu nhà Hán) đồng thời là cháu nội của Hán Văn đế - vua thứ năm của nhà Hán.
Lăng mộ có chiều dài hơn 70 mét từ đông sang tây, tổng diện tích là 383 mét vuông. Khu vực lăng to lớn, kiên cố như một cung điện nên các chuyên gia khảo cổ gọi đây là "địa cung" (cung điện dưới lòng đất).
Toàn bộ địa cung bao gồm hành lang xung quanh, phòng chính, kho vũ khí, nhà kho, phòng chứa y phục, phòng bếp, phòng tắm, phòng vệ sinh, phòng lưu trữ tiền tệ và hệ thống thoát nước. Số lượng phòng ốc khá nhiều và giống như một ngôi nhà thực sự.
Điều khiến các chuyên gia ngỡ ngàng nhất có lẽ chính là tại đây có cả một nhà vệ sinh riêng, nó cũng được coi là lăng mộ có nhà vệ sinh sớm nhất trong lịch sử Trung Quốc.
Nhà vệ sinh trong lăng mộ (Nguồn: Baike.baidu)
Ngôi mộ của Lương Cung Vương được xây hoàn toàn bằng đá, những tảng đá tạo thành hành lang và lối đi trong lăng đều được mài vô cùng nhẵn. Thật khó tin rằng cách đây hơn 2000 năm, những người thợ thủ công có thể đạt đến trình độ như vậy.
Khi tiến vào những lối đi xung quanh mộ, nhóm khảo cổ còn phát hiện thấy một số tảng đá được đặt tại đây, nó được gọi là đá niêm phong, được sử dụng nhằm ngăn chặn sự tấn công của bọn trộm mộ.
Những tảng đá này nặng khoảng một tấn, nhiều khả năng chúng đã được khai quật ở nơi khác và di chuyển đến đây. Có thể thấy để xây dựng được lăng mộ bằng đá này đã tiêu tốn không ít thời gian và nhân lực.
Cổ vật làm chấn động giới khảo cổ học
Trong lăng mộ này, nhóm khảo cổ đã khai quật được một số lượng lớn xe ngựa, đồ gốm, tượng gốm và vũ khí nặng khoảng 5,5 tấn.
Mặc dù có niên đại lên đến hơn 2000 năm nhưng số cổ vật này không vẫn bị "lu mờ" trước một di tích văn hóa cấp quốc gia đã làm chấn động giới khảo cổ học chính là bức bích họa "Tứ thần vân khí đồ" được tìm thấy tại khu vực chính thất của lăng mộ.
Những cổ vật khai quật được (Nguồn: Baike.baidu)
Bức bích họa rộng 16,8 mét vuông, dài 5,14 mét và rộng 3,27 mét, là tranh tường trong lăng mộ được phát hiện sớm nhất ở Trung Quốc. Bức bích họa có đường nét thanh thoát, lộng lẫy, với bốn màu đỏ, trắng, đen, xanh lục, có giá trị nhất trong số các bức bích họa lăng mộ thời Tây Hán.
Sau khi ngôi mộ được mở ra, môi trường trong lăng mộ thay đổi khiến cho bức tranh tường không còn tươi sáng như lúc mới được phát hiện. Theo thời gian, tranh bắt đầu xuất hiện những đốm máu trắng và không thể phục hồi.
Bức bích họa "Tứ thần vân khí đồ" và toàn cảnh một căn phòng trong địa cung. Ảnh: Baike
Để bức bích họa được bảo tồn tốt nhất, những người thợ phải chia bức tranh tường thành 5 mảnh, gỡ tường từng chút một và đã mất tận một tháng rưỡi để có thể di chuyển ra khỏi lăng mộ đến Bảo tàng Hà Nam để bảo quản.
Ngoài ra, một bộ "Kim lũ ngọc y", tang phục làm từ ngọc bích, cũng được tìm thấy trong lăng mộ.
Người xưa tin rằng ngọc bích chứa đầy linh khí, chỉ cần dùng ngọc bịt chín lỗ trên cơ thể (mắt, tai, mũi, miệng, hậu môn…) sẽ có thể làm thi thể không bị thối rữa. Vì vậy, văn hóa táng ngọc rất thịnh hành từ xa xưa, sau đó phát triển dần thành "Kim lũ ngọc y", bao phủ cả thi thể người chết bằng ngọc.
Đến thời Tam Quốc, chiến tranh tiếp tục, căng thẳng kinh tế và nhiều ngôi mộ bị đánh cắp, người ta thấy rằng xác trong bộ đồ ngọc không hề nguyên vẹn như người xưa từng nghĩ.
Tang phục "Kim lũ ngọc y" của chủ nhân lăng mộ (Nguồn: NetEase)
Sau này, Tào Phi (Hoàng đế đầu tiên của Tào Ngụy) cho rằng đó là sự lãng phí của cải nên đã ra lệnh cấm những chiếc áo như vậy. Chính vì lý do đó mà "Kim lũ ngọc y" chỉ tồn tại trong các lăng mộ của nhà Hán.
Hiện nay tại Trung Quốc đã khai quật được tổng cộng 20 bộ "Kim lũ ngọc y". Để làm ra một bộ đồ như vậy phải mất đến hơn 10 năm và sử dụng một khối lượng lớn vàng và ngọc, điều này đã phản ánh sự giàu có và mong muốn bất tử của các hoàng tử và quý tộc thời xưa.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Khẩu súng đắt nhất thế giới trị giá hơn 110 tỷ: Chỉ vài người có khả năng mua, làm bằng chất liệu độc nhất
Người đàn ông mua chiếc ấm nứt vì đam mê, nào ngờ là đồ cổ 250 năm được định giá hơn 17 tỷ đồng
Không phải người ngoài hành tinh, con người có thể là sinh vật có trí tuệ duy nhất trong vũ trụ?
Ngôi chùa cổ sở hữu 4 chiếc cột gỗ quý hơn 'kim cương' giá 3400 tỷ: Người người xếp hàng vào xem!
Cặp vợ chồng sững sờ phát hiện chiếc bình sứ chắn cửa nhà suốt 36 năm lại có giá trị đến 30 tỷ đồng
Chiếc giường gỗ có giá trị nhất miền Tây: Chế tác bằng gỗ quý hàng đầu Việt Nam, trả 3 tỷ không bán