Tưởng bở tìm thấy lăng mộ của vị quân sư ngang tài Gia Cát Lượng, kẻ đạo mộ dồn tâm 20 năm để cướp: Niềm vui ngắn chẳng tày gang!
Ngôi mộ cổ 2.500 năm chứa 46 thi thể cô gái phát sáng và bí ẩn đáng sợ / Mộ cổ thường hay bị trộm, mộ của Triệu Vân dựa vào đâu mà có thể bình yên gần 2.000 năm, không ai dám động đến?
Theo cuốn "Sử ký · Cao Tổ bản ký" do nhà sử học Tư Mã Thiên thời Tây Hán biên soạn, Hán Cao tổ Lưu Bang từng nói: "Hạng Vũ có được Phạm Tăng mà không biết dùng nên mới bị ta hạ gục". Điều này cho thấy đánh giá cao của Lưu Bang đối với bậc mưu sư nổi tiếng trong lịch sử - Phạm Tăng. Nhiều học giả hiện đại còn đánh giá có thể sánh ngang với Gia Cát Lượng.
Đội khảo cổ học làm việc tại hiện trường. Hình ảnh: QQ
Hạng Vũ đã từng rất coi trọng Phạm Tăng, không chỉ ban thưởng hậu hĩnh cho ông, mà thậm chí còn tôn xưng ông là "Á Phụ". Vì vậy, sau khi Phạm Tăng qua đời, những kẻ trộm mộ đã nhòm ngó đến lăng mộ của ông như 1 bảo vật bắt buộc phải có được.
Năm 1997, tại Từ Châu có 1 lăng mộ cổ được đồn thổi là của bậc mưu sư Phạm Tăng được khai quật cùng với các di vật tùy táng có nhiều giá trị như Ngân Lũ Ngọc Y (bộ đồ mai táng ngọc khâu bằng sợi chỉ bạc) hay nghiên mực bằng vàng khắc hình các thần thú.
Bộ đồ mai táng Ngân Lũ Ngọc Y. Hình ảnh: QQ
Thế nhưng sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng các hoa văn và chữ khắc trên các di vật được khai quật trong cái gọi là "lăng mộ Á Phụ" thì các chuyên gia phát hiện ra rằng đây đúng là một ngôi mộ cổ thời nhà Hán nhưng không phải lăng mộ của Phạm Tăng.
Tuy nhiên, do không có văn bản khai quật nào trực tiếp chỉ ra danh tính của chủ mộ, nên các chuyên gia chỉ có thể xác định rằng ngôi mộ này thuộc về Bành Thành vương (một tước vị trong triều đình nhà Hán), còn cụ thể là vị Bành Thành vương nào thì hiện tại vẫn chưa có bằng chứng rõ ràng.
Tên trộm dốc tâm huyết 20 năm để đột nhập vào lăng
Ngoài ra đội khảo cổ còn phát hiện một lỗ hang trộm mộ trên tường của ngôi mộ cổ này. Vật liệu được sử dụng để xây dựng lăng mộ này là Hoàng Tràng Thạch (黄肠石) - một loại đá đặc biệt cứng và nặng thường được dùng trong lăng mộ của các hoàng đế thời nhà Hán.
Những người thợ thủ công đã biến Hoàng Tràng Thạch thành một vòng đá trên đỉnh của ngôi mộ như là một biện pháp bảo vệ khỏi những tên đạo tặc.
Hoàng Trạch thạch – loại đá cứng và nặng bậc nhất thời nhà Hán. Hình ảnh: QQ
Đến cả khi phát hiện ra ngôi mộ, đoàn khảo cổ cũng đã phải sử dụng các phương tiện máy móc hiện đại bậc nhất chứ vào thời xa xưa khi khoa học kỹ thuật còn lạc hậu, loại đá Hoàng Tràng này là một cánh "cửa an ninh" vững chắc, làm sao có thể xuất hiện 1 lỗ hang trộm mộ được?
Hóa ra "tác phẩm" đến từ tay của 1 tên đạo mộ tên là Giả Hồ vào thời nhà Nguyên, và hắn đã phải mất 20 năm để hoàn thành tác phẩm này.
Sau khi nghe tin về lăng mộ của Phạm Tăng, hắn cũng khao khát có được bảo vật tùy táng nơi ông yên nghỉ. Niềm vui ngắn chẳng tày gang, loại vật liệu xây dựng quá cứng và nặng, cơ bản là không có cách nào phá dỡ được.
Vì không muốn từ bỏ khối tài sản trước mắt, Giả Hồ đã đưa ra một quyết định khiến các thế hệ sau phải giở khóc giở cười: "Minh tu sạn đạo, ám đạo Trần Thương" (ý là "dương đông kích tây"). Và thế là một ngôi nhà được xây dựng bên trên mộ huyệt để che tai mắt mọi người, sau đó anh ta bắt đầu từ từ đào 1 cái lỗ hang trong nhà.
Hố trộm trong ngôi mộ nhà Hán. Hình ảnh: QQ
Có lẽ ngay cả chính Giả Hồ cũng không ngờ rằng cái lỗ này phải đào đến 20 năm!
"Nỗ lực" của anh ta cuối cùng cũng được đền đáp, sau khi vào được ngôi mộ, hắn đã lấy trộm rất nhiều đồ vật giá trị, để rồi trở nên giàu có chỉ sau một đêm. Tuy nhiên, điều khiến giới chuyên gia phải bật cười là hắn đã bị quan phủ bắt giữ vì những món đồ cổ không rõ nguồn gốc này chỉ trong vòng vài ngày sau đó, 20 năm nỗ lực quả thật ngắn ngủi.
Phương thức trộm mộ "bịt tai trộm chuông" của Giả Hồ cũng thật buồn cười. Nếu không phải do thời cổ đại không có dụng cụ chuyên nghiệp nên người ta phải mất 20 năm để đào bới từng chút một thì chắc hẳn với sự kiên trì và bền bỉ như vậy, Giả Hồ đã có thể có được chút gì đó gọi là "của ăn của để".
Chiêu thức "dương đông kích tây" nổi tiếng trong "36 kế" có lẽ đã bị Giả Hồ áp dụng sai mục đích rồi! Đúng là một tên đạo mộ đáng thương!
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ