Được mệnh danh là ông vua đông con nhất, tổ phụ của Lưu Bị từng sinh hơn 120 người con, khai quật lăng mộ ông hậu thế mới hiểu vì sao!
Đi theo con đường rải 3 tấn tiền xu, đội khảo cổ tìm đến lăng mộ xa hoa khó tin: Có cả... nhà vệ sinh cho chủ mộ! / Sự thật rùng rợn về 100 đứa trẻ nằm trong lăng mộ của Từ Hi Thái Hậu, hé lộ tội ác gây phẫn nộ
Những người ưa thích tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung chắc đều biết tới câu nói: "Tại hạ Lưu Bị, hậu duệ của Trung Sơn Tĩnh Vương Lưu Thắng".
Đây chính là lời giới thiệu quen thuộc của Lưu Bị để khẳng định ông dù có xuất thân nghèo khổ nhưng vẫn mang dòng dõi Hán thất cao quý. Người tổ phụ luôn được hoàng đế Thục Hán nhắc tới với niềm tự hào kia chính là chư hầu vương Lưu Thắng - con trai thứ 9 của Hán Cảnh Đế, anh trai Hán Vũ Đế, đồng thời là vị vua đầu tiên của nước chư hầu Trung Sơn.
Không chỉ nổi tiếng là tổ phụ của Lưu Bị, Lưu Thắng còn được ghi nhận trong lịch sử Trung Quốc là vị vua đạt kỷ lục sinh nhiều con nhất. Theo ghi chép trong "Hán Thư - Cảnh thập tam vương truyện", Lưu Thắng từng nói ông có hơn 120 người con tất thảy.
Lăng mộ Trung Sơn Tĩnh Vương Lưu Thắng ngày nay. Ảnh: Toutiao
Đây là con số lớn khủng khiếp ngay cả trong thời cổ đại bởi các vị hoàng đế dù có cả trăm phi tần trong hậu cung cũng chỉ sinh được vài chục người con. Vậy vì sao một vị chưa hầu vương như Lưu Thắng lại sinh nhiều con đến thế? Khi khai quật lăng mộ ông vua này, hậu thế đã phần nào hiểu được lý do đằng sau.
Khai quật lăng mộ Lưu Thắng - Tổ phụ của Lưu BịNăm 1968, trong quá trình xây dựng tại ngọn núi thuộc huyện mãn Thành, Bảo Định, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc, một đơn vị quân đội đã tình cờ phát hiện ra ngôi mộ của Trung Sơn Tĩnh Vương Lưu Thắng. Mộ được xác định qua dòng chữ "Trung Sơn nội phủ, 34 năm" bởi Lưu Thắng là vị vua duy nhất trì vì Trung Sơn hơn 34 năm.
Lăng tẩm của ông được xây dựng rất nguy nga với 6 phần: Mộ đạo, đường hầm, phòng trái, phòng phải, phòng trung tâm và phòng sau. Một căn nhà gỗ mái ngói cũng được chôn theo ông với đầy đủ chức năng của nhà ở nơi dương thế.
Cảnh tượng khai quật lăng mộ Lưu Thắng và bộ ngọc y của ông. Ảnh: Sohu
Ngoài sự xa hoa trong kiến trúc, số lượng đồ tùy táng tại lăng mộ này còn được ghi nhận lên tới hơn 10.000 món. Trong đó có hơn 4.000 món đồ vàng bạc, đồ ngọc, đồ đồng, đồ sắt mỹ nghệ và 19 chiếc đèn đồng các loại.
Lưu Thắng cùng với hoàng hậu của ông là Đậu Oản được an táng trong 2 bộ kim lũ ngọc y (bộ quần áo ngọc sợi vàng cao cấp nhất thời Hán được chế tác để giữ xương cốt người chết nguyên vẹn, chờ cơ hội tái sinh).
Ngọc y của Lưu Thắng dài 1,88 mét, sử dụng 2498 miếng ngọc và khoảng 1100 gram chỉ vàng; bộ ngọc y của Đậu Oản dài 1,72 mét, sử dụng 2160 miếng ngọc và 600 gram chỉ vàng. Hai bộ ngọc y này thuộc loại cao cấp nhất từng được chế tác, chứng minh thân phận vô cùng cao quý và quyền lực đương thời của Trung Sơn Tĩnh Vương.
Món đồ tùy táng tiết lộ bí mật của vị vua đông conĐồ tùy táng của mỗi lăng mộ sẽ tiết lộ rất nhiều điều về tính cách chủ nhân ngôi mộ, như Càn Long yêu văn chương thích chôn theo thư pháp tranh họa, Tần Thủy Hoàng tàn bạo nhưng bất an nên chôn theo đội quân đất nung, Tăng Hầu Ất yên âm nhạc chôn theo cả bộ chuông đồng 65 chiếc...
Lăng mộ Trung Sơn Tĩnh Vương Lưu Thắng cũng vậy, tại đây người ta đã tìm thấy một vài món tùy táng độc đáo có tên đồng tổ (铜祖), ngân tổ (银祖). Thực chất là bức tượng hình cơ quan sinh sản nam giới bằng bạc và bằng đồng được sử dụng trong tế lễ, thờ cúng.
Đồng tổ được khai quật trong lăng mộ Lưu Thắng. Ảnh: Sohu
Di tích văn hóa này được tìm thấy một vài lần trong cách lăng mộ thời Hán với mong muốn thịnh vượng, sinh nhiều con cái, đồng thời cho thấy những ham muốn tửu sắc chủ mộ.
Các chuyên gia khảo cổ cũng không khỏi "đỏ mặt" khi tìm thấy những món đồng tổ, ngân tổ rải rác trong lăng mộ Lưu Thắng. Chắc hẳn vị vua này đã cố gắng không biết mệt mỏi để đóng góp cho "tỉ lệ sinh" của thời Tây Hán trong suốt cuộc đời mình.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ