Khám phá

Danh tính người đặt tên quảng trường Ba Đình, ý nghĩa đặc biệt nhiều người Hà Nội còn không biết

Có bao giờ bạn thắc mắc ai đã đặt tên cho quảng trường Ba Đình? Liệu có phải vì nhà tù Hỏa Lò mà con phố đoạn Đường Thành rẽ ra Hàng Điếu được đặt tên là Nhà Hỏa?

Ngôi chùa phật giáo cổ nhất Việt Nam có tuổi đời 1800 năm nằm ở tỉnh nào? / Hồ nước ngọt lớn nhất Việt Nam đẹp như tranh vẽ, tuổi đời hơn 200 triệu năm nằm ở tỉnh nào?

Quảng trường Ba Đình là địa điểm không thể bỏ qua mỗi khi nhắc đến hay ghé thăm Hà Nội. Đây là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào ngày 2 tháng 9 năm 1945. Năm tháng trôi qua, quảng trường Ba Đình vẫn luôn là niềm tự hào, biểu tượng của Hà Nội nói riêng, Việt Nam nói chung.

Với sức chứa đến khoảng 20 vạn người, hầu hết các sự kiện diễu hành vào các ngày lễ lớn đều sẽ diễn ra ở nơi đây, lượng du khách đổ về quảng trường hàng ngày cũng rất đông. Giữa quảng trường Ba Đình là cột cờ cao 25m, sau cột cờ chính là Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Quảng trường nằm trên đường Hùng Vương, thuộc phường Điện Bàn, quận Ba Đình. Phía Bắc quảng trường là Văn phòng Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam, phía Nam là trụ sở Bộ Ngoại giao, phía Tây Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và phía Đông là Hội trường Ba Đình.

ba-dinh-4
Ảnh: bqllang.gov.vn

Nói về lịch sử hình thành quảng trường Ba Đình, phải ngược dòng lịch sử về năm 1808. Khi đó, vua Gia Long ra lệnh phá dỡ Hoàng Thành để xây một ngôi thành mới, nhỏ hơn và sẽ là trụ sở của Bắc Thành. Khu vực quảng trường Ba Đình ngày nay được lựa chọn làm cửa Tây của ngôi thành mới. Đến năm 1831, vua Minh Mạng đã đặt tên cho ngôi thành mới là thành Hà Nội.

Đầu thế kỷ 20, người Pháp bắt đầu cho san lấp khu vực này, xây vườn hoa, đặt tên là Rond Point Puginier (còn gọi là quảng trường Tròn). Nhiều công trình công sở quan trọng nằm quanh quảng trường Tròn, có thể kể đến như Phủ Toàn quyền (1902), nay là Phủ Chủ tịch, trường Albert Sarraut (1919), nay là Cơ quan Trung ương Đảng và Sở Tài chính (1925), nay là Trụ sở Bộ Ngoại giao.

ba-dinh-1
Ảnh: Internet

Sau sự kiện tháng 4/1945, bác sĩ Trần Văn Lai được mời làm Đốc Lý Hà Nội. Dù tại vị chỉ trong thời gian ngắn nhưng ông đã kịp để lại dấu ấn lớn khi làm được 2 việc quan trọng. Một là dùng tiếng Việt để ghi chép các giấy tờ, sổ sách tại tòa đốc lý Hà Nội. Hai là đổi lại tên đường phố, công viên ở Hà Nội.

Cái tên quảng trường Ba Đình chính là do bác sĩ Trần Văn Lai đặt. Ông lựa chọn tên này là vì cảm phục tinh thần của nghĩa quân Phạm Bành, Đinh Công Tráng cùng nhân dân trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Khởi nghĩa của họ có căn cứ tại Ba Đình, Thanh Hóa vào cuối thế kỷ 19. Sau này, nhiều người đồn thổi nguồn gốc cái tên Ba Đình là vì từng có ba cái đình từng ở đây. Đó là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm.

 

ba-dinh-2
Ảnh: Internet

Ngày nay, Ba Đình không chỉ là tên của quảng trường nổi tiếng nhất Việt Nam mà còn gắn với nhiều địa danh đặc biệt khác. Ở Hà Nội, Ba Đình là một trong 12 quận lớn nhất, nằm ở vị trí trung tâm, tập trung nhiều cơ quan trung ương.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm