Khám phá

Danh y Việt Nam qua đời 200 năm vẫn khiến Càn Long phải làm đại lễ tạ ơn, được xem như Hoa Đà tái thế

Việt Nam ta có một vị danh y được xem như Hoa Đà tái thế, tài năng không thua gì Tuệ Tĩnh, nhưng xét về độ nổi tiếng có phần kém hơn. Trong quá khứ, ông từng khiến vua Càn Long của nhà Thanh phải lập đàn tạ lễ dù đã qua đời.

Khám phá bên trong 'thị trấn ma' bị bỏ hoang, phủ đầy cỏ dại sau thảm kịch Armero 38 năm / 7 kỳ quan thiên nhiên đẹp đến ngỡ ngàng của nước Mỹ

Đầu thế kỷ 16, nước ta dịch bệnh tràn lan, người chết vô số, gia súc cũng lũ lượt “đi theo”. Các danh y giỏi đều “bó tay” không chữa nổi. Không hiểu từ đâu người dân lan truyền một bài thuốc kỳ lạ có thể trị khỏi bệnh dịch, nguyên liệu chỉ từ những thảo dược dễ kiếm. Người ta nói rằng người nghĩ ra bài thuốc chính là Hoàng Đôn Hòa, một lương y ở làng Đan Khê (nay là làng Đa Sỹ, phường Kiến Hưng, quận Hà Đông, Hà Nội).

hoang-don-hoa-1
Miếu thờ danh y Hoàng Đôn Hòa. Ảnh: Báo Khoa Học Và Đời Sống

Hoàng Đôn Hòa được người dân xem như Hoa Đà, Biển Thước tái thế. Triều đình cũng biết tiếng tăm ông nên cho mời vào chữa bệnh cho một vị công nương. Sau khi chữa khỏi bệnh cho công nương, Hoàng Đôn Hòa được vua gả con gái là công chúa Phương Anh cho. Dù làm phò mã nhưng vị lương y vẫn rất đúng mực, chỉ xin vua được về quê chữa bệnh cho dân.

hoang-don-hoa-2
Bốn chữ bằng khảm trai “Thần công hộ quốc”. Ảnh: Báo Khoa Học Và Đời Sống

Nói đến Hoàng Đôn Hòa, không thể không kể đến câu chuyện liên quan vua Càn Long của nhà Thanh. Thời Càn Long, vị vua này bị bệnh nan y, bao nhiêu thầy thuốc giỏi của Trung Hoa cũng phải bó tay. Một thầy bói trong cung nói với vua:“Thần xem thiên văn, thấy khí lành tụ cả ở phương Nam, ở bên đó chắc có danh y”.

hoang-don-hoa-3
Miếu thờ Hoàng Đôn Hòa còn lưu giữ được nhiều bia đá cổ. Ảnh: Báo Khoa Học Và Đời Sống

Càn Long sai người sang nước ta tìm thì biết đến Hoàng Đôn Hòa. Nhưng lúc đó vị danh y đã qua đời được 200 năm. Biết chuyện, Càn Long lại lệnh phải tìm bằng được học trò của Hoàng Đôn Hòa. Cuối cùng họ tìm thấy lương y Trịnh Đôn Phác. Đây cũng chính là người thừa kế các bí quyết trong “Hoạt nhân toát yếu” của vị danh y năm xưa.

hoang-don-hoa-4
Trong miếu thờ còn lưu giữ được khá nhiều đại tự lẫn câu đối cổ. Ảnh: Báo Khoa Học Và Đời Sống

Trịnh Đôn Phác sau khi sang nhà Thanh đã chữa khỏi bệnh cho Càn Long. Không chỉ vậy ông còn giúp một vị cách cách ốm yếu của Càn Long mạnh khỏe trở lại. Danh y đất Việt được ban thưởng hậu hĩnh, mời ở lại làm quan nhưng ông từ chối muốn về nước.

 

hoang-don-hoa-5
Cổng làng Đa Sỹ, nơi vừa có nghề rèn trứ danh, lại có nghề làm thuốc nổi tiếng. Ảnh: Báo Khoa Học Và Đời Sống

Càn Long sau đó cho lập đàn, làm lễ tạ ơn bái vọng danh y Hoàng Đôn Hòa (thầy của Trịnh Đôn Phác). Vị hoàng đế nhà Thanh còn tặng Đôn Phác một cái chóe, một áo cẩm bào tím, một cây đèn lễ, một đôi hài bằng đồng. Hiện tại những hiện vật kể trên vẫn được giữ ở miếu thờ thần hoàng làng Đa Sỹ (Hà Đông, Hà Nội).

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm