Đào được cỗ quan tài đồng 5 tấn, đoàn khảo cổ gọi cấp trên nhờ hỗ trợ thì nhận lệnh 'sét đánh': Lập tức phá nó đi!
Phát hiện thai phụ được tuẫn táng trong lăng mộ của Tần Thủy Hoàng: Có phải giọt máu của Thủy Hoàng đế? / Phát hiện những hồ nước bí ẩn chứa "đá quý" dưới lớp băng ở Nam Cực
Nền văn hóa của các nước châu Á thường rất coi trọng cuộc sống sau cái chết, người Trung Hoa còn có câu "sự tử như sự sinh", ám chỉ cuộc sống trên trần thế hay dưới suối vàng đều cần được chăm lo đủ đầy. Chính bởi vậy nên người xưa thường chuẩn bị kỹ càng những vật dụng cho hậu sự, đặc biệt là chiếc quan tài.
Cỗ quan tài của người quá cố càng quý giá bao nhiêu càng cho thấy rõ lòng hiếu thảo của con cái. Theo đó, những cổ quan tài quý trong lịch sử Trung Quốc không chỉ làm từ gỗ quý như trinh nam, trầm hương mà còn từ những vật liệu đặc biệt như vàng hay đồng.
Cỗ quan tài đồng ở Đại Ba Na
Năm 1964, 4 người dân làng Đại Ba Na, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc đã khai quật được cỗ quan tài đồng nặng tới 5 tấn. Trước đó, việc dùng quan tài đồng để mai táng từng được ghi chép trong "Sử ký: Tần Thủy Hoàng bản ký" khi Tư Mã Thiên cho rằng quan tài của Tần Thủy Hoàng cũng làm bằng đồng.
Song do lăng mộ của vua Tần vẫn còn một là bí ẩn nên phát hiện tại Vân Nam được cho là vô cùng đặc sắc, có thể giúp khai phá những tri thức mới về phong tục mai táng trong lịch sử.
Cổ quan tài đồng có hình dạng như ngôi nhà lợp mái. Ảnh: Sohu
Trước những năm 1970 - 1980, hiểu biết về di tích văn hóa của người dân Trung Quốc còn thấp, 4 người dân làng Đại Ba Na chỉ muốn "chia năm xẻ bảy" cỗ quan tài để nhanh nhanh đi bán phế liệu. Trong lúc phá quan tài ra, những người này đã bị thi thể trơ xương bên trong dọa cho khiếp sợ, song cuối cùng họ vẫn quyết nhắm mắt gỡ quan tài ra nấu chảy để đem bán kiếm lời.
Các chuyên gia khảo cổ địa phương may mắn biết được thông tin này. Họ nhanh chóng đến hiện trường để can ngăn người dân. Sau khi tiến hành kiểm tra đồng vị cacbon trên quan tài, đội khảo cổ nhận ra món đồ này đã tồn tại từ thế kỷ thứ 4 TCN, tức khoảng từ thời Đông Chu đến thời Chiến quốc.
Giai đoạn này là thời kỳ phát triển cực thịnh của công nghệ luyện đồng nên không có gì ngạc nhiên khi một chiếc quan tài bằng đồng khổng lồ như vậy được chế tác.
Các đường nét hoa văn tinh xảo được chạm khắc trên thân quan tài. Ảnh: Sohu
Lần theo vị trí người dân đào quan tài, đội khảo cổ còn phát hiện ra hàng loạt những ngôi mộ lớn nhỏ. Trong đó, chủ nhân cỗ quan tài đồng này cũng đồng thời sở hữu ngôi mộ lớn nhất, bên trong mộ còn có một vài chiếc trống đồng, điều này chứng tỏ ông có địa vị cao nhất.
Các chuyên gia suy đoán người trong quan tài là quốc vương một vương quốc cổ đại bên hồ Điền Trì, Vân Nam, tồn tại từ thời Đông Chu. Phát hiện về lăng mộ của ông là vô cùng giá trị khiến đội khảo cổ vui mừng khôn xiết.
"Lập tức phá hủy nó đi!"Để bảo vệ báu vật này, đội khảo cổ đã liên hệ ngay với cấp trên, yêu cầu có thêm nhân sự tới hỗ trông nom di tích văn hóa và lăng mộ. Tuy nhiên câu trả lời họ nhận được lại như "sét đánh ngang tai":"Lập tức phá hủy nó đi!"
Yêu cầu này được cấp trên đưa ra là do cho rằng chiếc quan tài thuộc thuộc "tứ cựu" (tư duy cũ, văn hóa cũ, thói quen cũ, phong tục cũ cần loại bỏ theo trào lưu Cách mạng văn hóa).
Thật may mắn vì đội khảo cổ lúc ấy không đồng tình với cách xử lý trên, họ bí mật giấu chiếc quan tài đồng ở làng Đại Ba Na để chờ ngày quay lại nghiên cứu.
Chỉ hơn 10 năm sau, khi các di tích văn hóa tại Trung Quốc bắt đầu được hiểu đúng với giá trị của chúng, chiếc quan tài đồng năm xưa được đội khảo cổ tìm lại và đưa vào nghiên cứu. Ngày nay cỗ quan tài đang được trân trọng cất giữ trong Bảo tàng tỉnh Vân Nam.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Kinh hoàng trước cảnh người huấn luyện bị đàn sói tấn công dữ dội
CLIP: Con non bị sư tử tấn công, trâu rừng kéo theo '500 anh em' tới giải cứu và cái kết
Người đàn ông nhặt được hòn đá 'mọc tóc' trắng, sau khi các chuyên gia giám định xong liền gọi cảnh sát phong tỏa cả ngôi làng
Trong Tây Du Ký, tại sao yêu quái dám ăn Đường Tăng để trường sinh bất tử mà không dám trộm quả nhân sâm của Chân Nguyên Đại Tiên?
CLIP: Chó đóng vai người hòa giải, 'tung chiêu' ngăn hổ và sư tử cắn nhau nhưng cái kết mới gây chú ý
Thời xưa có nạn đói phải ăn rễ cỏ, nhai vỏ cây, nhưng tôm cá dưới sông đầy tại sao không ăn?